Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hiến pháp hiện hành của nước ta là:
- A. Hiến pháp 2009
B. Hiến pháp 2013
- C. Hiến pháp 2018
- D. Hiến pháp 2022
Câu 2: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
- A. Hiến pháp 1945
B. Hiến pháp 1946
- C. Hiến pháp 1975
- D. Hiến pháp 1992
Câu 3: Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ai?
A. Toàn bộ nhân dân lao động chân chính.
- B. Liên minh giai cấp công – nông.
- C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- D. Giai cấp cầm quyền.
Câu 4: Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
A. Nhà nước.
- B. Chính phủ.
- C. Quốc hội.
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 5: Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai dưới đây?
- A. Quyền của mọi công dân.
- B. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên.
C. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên.
- D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên.
Câu 6: Ý nào sau đây không đúng về quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
- A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội
- B. Mọi người đều có quyền sống
C. Mọi người có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể của người khác nhằm chữa trị cho bản thân.
- D. Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình
Câu 7: Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?
- A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 8: Khoa học và công nghệ có vai trò:
A. Then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- B. Phổ biến các giá trị của quốc gia.
- C. Giữ gìn truyền thống của dân tộc
- D. Chủ động tìm kiếm thị trường.
Câu 9: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm:
- A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.
- B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.
Câu 10: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
- B. Đại diện nhân dân bầu ra.
- C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.
- D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
- B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
C. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.
- D. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Câu 12: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là:
- A. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam.
- B. Một tổ chức chính trị - xã hội.
C. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
- D. Tổ chức có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.
Câu 13: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng:
A. Hiến pháp và pháp luật
- B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- C. Thi hành các đạo luật hà khắc
- D. Thi hành các luật khuyến khích
Câu 14: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong:
- A. Hiến pháp và pháp luật
- B. Hệ thống chính quyền
C. Tổ chức và hoạt động
- D. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 15: Chính phủ hoạt động theo hình thức nào?
- A. Thông qua các phiên họp của Chính phủ
- B. Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
- C. Thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Thông qua các phiên họp của Chính phủ, hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Câu 16: Chủ tịch nước của nước ta năm 2022 là ai?
- A. Nguyễn Phú Trọng
B. Nguyễn Xuân Phúc
- C. Vương Đình Huệ
- D. Tập Cận Bình
Câu 17: Thông thường, Toà án nhân dân sẽ xét xử:
A. Công khai
- B. Kín đáo
- C. Công khai phần xét xử và kín phần kết tội
- D. Kín phần xét xử và công khai phần kết tội
Câu 18: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của:
- A. Quốc hội
- B. Hội đồng nhân dân
- C. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Câu 19: Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước:
- A. Nhân dân địa phương
- B. Cơ quan nhà nước cấp trên
- C. Uỷ ban hành chính quốc gia
D. Nhân dân địa phương, cơ quan nhà nước cấp trên
Câu 20: Hội đồng nhân dân họp mỗi năm mấy kỳ?
- A. 1 kì chính
B. 2 kì chính
- C. 1 kì chính và 4 kì phụ
- D. 2 kì chính và 8 kì phụ
Câu 21: Kiểm sát hoạt động tư pháp được thực hiện khi nào?
A. Khi tiếp nhận và giải quyết tố giác
- B. Khi kết thúc quá trình xét xử
- C. Khi một văn bản luật tư pháp được đề xuất
- D. Khi tiếp nhận khiếu nại và tố cáo
Câu 22: “Người dân có thể nộp đơn ở bất cứ Tòa án nào để giải quyết những vấn đề của mình.” Ý kiến này đúng hay sai?
- A. Đúng, vì dù là Toà án lớn hay Toà án nhỏ thì đều thực hiện một nhiệm vụ như nhau nên người dân ở gần Toà án nào thì hãy đến Tòa án đó.
- B. Đúng, vì đây là quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Hình sự.
- C. Sai, vì người dân cần phải nộp đơn ở Viện kiểm sát nhân dân phù hợp mới có thể giải quyết vấn đề của mình.
D. Sai, vì Toà án nhân dân được phân chia thành chia thành các cấp, do đó khi cần, người dân cần nộp đơn ở Toà án phù hợp để được giải quyết vấn đề của bản thân.
Câu 23: “Khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn để được giải quyết.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới.
- B. Đúng, vì Viện kiểm sát cao cấp hơn luôn dõi theo mọi nhất cử nhất động của Viện kiểm sát cấp thấp hơn.
- C. Sai, vì Viện kiểm sát cao cấp hơn chỉ tiếp nhận những vụ việc tương ứng với nhiệm vụ của mình theo luật định.
- D. Sai, vì khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân phải khiếu nại lên chính Viện kiểm sát đó.
Câu 24: “Một số phiên toà xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em sẽ không được xét xử công khai.” Ý kiến này đúng hay sai?
- A. Đúng, vì nếu xét xử công khai, những đứa trẻ có thể bị sợ hãi và không đưa ra câu trả lời đúng.
B. Đúng, vì một số phiên toà liên quan đến trẻ em cần bảo mật những thông tin liên quan đến trẻ em để tránh gây ảnh hưởng cuộc sống hoặc tương lai sau này của trẻ em nên được xét xử kín.
- C. Sai, vì theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tất cả các vụ án đều phải được xử công khai để đảm bảo sự công bằng, liêm khiết.
- D. Sai vì nếu như thế sẽ không đảm bảo được tính răn đe, minh bạch
Câu 25: “Bản án của Toà án luôn luôn đúng và không bao giờ bị huỷ.” Ý kiến này đúng hay sai?
- A. Đúng, vì đã là Toà xử thì luôn luôn phải đảm bảo sự chính xác, không có sai sót.
- B. Đúng, vì quy tắc luật định đối với Tòa án nhân dân thì bản án của Toà án phải luôn luôn đúng.
C. Sai, vì trong một số trường hợp, bản án của Toà án có thể xảy ra sai sót và sẽ bị huỷ bỏ.
- D. Sai vì Tòa án cũng có những trường hợp hi hữu
Bình luận