Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hiến pháp là gì?
- A. Là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất về các lĩnh vực văn hoá, xã hội, do Bộ Thể thao, Văn hoá và Du lịch trực tiếp quản lý nhằm hướng tới một xã hội văn minh và giàu mạnh, đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp.
- B. Là một bộ những nguyên tắc cơ bản thể hiện ý chí và nguyện vọng chung của một đất nước, đó thường là những phương hướng, những chủ trương, chính sách hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh.
- C. Là bộ luật cao nhất mang tính tượng trưng cho pháp luật của một quốc gia, theo đó chính phủ của quốc gia đó phải tuân theo những điều đã đề ra để đảm bảo không vi phạm luật pháp quốc tế.
D. Là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Câu 2: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật …(1)…, có hiệu lực pháp lý …(2)…, do …(3)… ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.”
Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
- A. cốt lõi, mạnh nhất, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
- B. chi tiết, thấp nhất, Chủ tịch nước
- C. quan trọng, trung bình, cơ quan luật pháp
D. cơ bản, cao nhất, Quốc hội
Câu 3: Đảng Cộng sản Việt Nam là:
- A. Đơn vị lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. Lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- C. Tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- D. Lực lượng trung thành lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Câu 4: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- B. Một nước độc lập, tự do, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- C. Một nước xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- D. Một nước độc lập xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 5: Đâu không phải là một nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
- A. Nghĩa vụ học tập
- B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
- C. Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định
D. Nghĩa vụ đi học đại học, cao đẳng
Câu 6: Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
- A. Đủ 14 tuổi.
- B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
- D. Đủ 21 tuổi.
Câu 7: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
- A. Chính phủ.
- B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
- C. Các cơ quan chức năng.
D. Nhà nước và mọi công dân.
Câu 8: Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào?
A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
- B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa.
- C. Mang bản chất của giai cấp nông dân.
- D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 9: Cơ quan lập pháp là:
A. Cơ quan đại biểu của nhân dân
- B. Cơ quan hành chính nhà nước
- C. Cơ quan xét xử, kiểm sát
- D. Cơ quan điều hành, giám sát pháp luật
Câu 10: Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm:
A. Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
- B. Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.
- C. Tạo sự phân chia hợp lý quyền lực nhà nước.
- D. Thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.
Câu 11: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:
A. Chính trị - xã hội
- B. Chính trị
- C. Xã hội
- D. Xã hội chính trị
Câu 12: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam?
- A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
- B. Phân công quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập.
- C. Quyền lực chính trị thuộc về Nhà nước.
D. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Câu 13: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính:
- A. Quân chủ chuyên chế
- B. Gò bó và ép buộc
C. Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- D. Dân chủ
Câu 14: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung không thông qua hình thức và chế độ nào?
- A. Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy
B. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, công chức, cán bộ, viên chức trong bộ máy nhà nước.
- C. Mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách
- D. Thiểu số phục tùng đa số
Câu 15: Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của:
- A. Chủ tịch nước
- B. Chủ tịch Quốc hội
- C. Thủ tướng Chính phủ
D. Quốc hội
Câu 16: Ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ gì năm 2022?
- A. Chủ tịch nước
- B. Chủ tịch Quốc hội
- C. Phó Thủ tướng Chính phủ
D. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 17: Chức năng của Tòa án nhân dân là:
- A. Thi hành pháp luật, thực hiện quyền hành pháp
- B. Bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của bộ máy chính quyền
C. Xét xử, thực hiện quyền tư pháp
- D. Xét xử, kiểm soát hoạt động tư pháp
Câu 18: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo:
A. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
- B. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật.
- C. Mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
- D. Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được bảo vệ.
Câu 19: Hội đồng nhân dân là:
A. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
- B. Cơ quan lãnh đạo ở địa phương
- C. Cơ quan hành chính ở địa phương.
- D. Cơ quan giám sát ở địa phương.
Câu 20: Chức năng của Uỷ ban nhân dân là:
- A. Giám sát, xem xét, theo dõi đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong địa phương.
B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.
- C. Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
- D. Tổ chức việc ban hành pháp luật ở địa phương.
Câu 21: Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, ngoại trừ:
- A. Các biện pháp để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật
B. Kiến nghị, đề xuất các văn bản luật của người dân lên các cấp cao hơn.
- C. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền
- D. Biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn
Câu 22: “Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì Hội đồng nhân dân hoạt động tập thể thông qua kỳ họp và quyết định theo đa số thông qua biểu quyết.
- B. Đúng, vì nước Việt Nam là một nước dân chủ.
- C. Sai, vì Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên phân quyền nhưng có sự phối hợp giữa các cơ quan.
- D. Sai, vì Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân mới là thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 23: “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở thành phố và nông thôn đều được tổ chức giống nhau.” Ý kiến này đúng hay sai?
- A. Đúng, vì các cơ quan cùng chức năng phải có sự nhất quán.
- B. Đúng, vì Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đều trực thuộc Chính phủ, có những đặc điểm tương đồng nhau và cơ chế hoạt động giống nhau theo luật định.
C. Sai, vì Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở thành phố và nông thôn được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
- D. Sai, vì điều này vi phạm nguyên tắc về tổ chức nhà nước theo Điều 20, Hiến pháp năm 2013.
Câu 24: “Hội đồng nhân dân có quyền quyết định tất cả các vấn đề tại địa phương.” Ý kiến này đúng hay sai?
- A. Đúng, vì Hội đồng nhân dân là cơ quan thực hiện quyền lập pháp tại địa phương.
- B. Đúng, vì Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền quyết định cách xử lý cho các vấn đề xảy ra ở địa phương.
C. Sai, vì Hội đồng nhân dân chỉ có quyền quyết định các vấn đề tại địa phương theo luật định.
- D. Sai vì Hội đồng nhân dân không có quyền quyết định hết tất cả các vấn đề tại địa phương
Câu 25: “Hội đồng nhân dân có quyền quyết định tất cả các vấn đề tại địa phương.” Ý kiến này đúng hay sai?
- A. Đúng, vì Hội đồng nhân dân là cơ quan thực hiện quyền lập pháp tại địa phương.
- B. Đúng, vì Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền quyết định cách xử lý cho các vấn đề xảy ra ở địa phương.
C. Sai, vì Hội đồng nhân dân chỉ có quyền quyết định các vấn đề tại địa phương theo luật định.
- D. Sai vì Hội đồng nhân dân không có quyền quyết định hết tất cả các vấn đề tại địa phương
Bình luận