Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế cơ bản của đời sống xã hội là hoạt động

  • A. Phân phối và trao đổi.
  • B. Sản xuất.
  • C. Tiêu dùng.
  • D. Phân phối

Câu 2: Hoạt động nào đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người?

  • A. Hoạt động phân phối – trao đổi.
  • B. Hoạt động sản xuất.
  • C. Hoạt động tiêu dùng.
  • D. Hoạt động trao đổi. 

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian?

  • A. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
  • B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội.
  • C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp.
  • D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: Trung gian giữa người có nhu cầu kiếm việc làm và người có nhu cầu thuê mướn lao động được gọi là

  • A. Người giúp việc.
  • B. Môi giới việc làm.
  • C. O-sin.
  • D. Công ty trung gian. 

Câu 5: Theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch, có

  • A. Thị trường chứng khoán.
  • B. Thị trường tư liệu sản xuất.
  • C. Thị trường chứng khoán.
  • D. Thị trường quốc tế. 

Câu 6: Chức năng thừa nhận của thị trường là

  • A. Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán giá như thế nào.
  • B. Người sản xuất và tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.
  • C. Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng.
  • D. Thị trường thừa nhận các thông tin liên quan đến mua bán trao đổi và sử dụng hàng hóa 

Câu 7: Chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường là

  • A. Góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu.
  • B. Để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
  • C. Hạn chế những nhược điểm cơ bản của thị trường.
  • D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

Câu 8: Giá cả thị trường là gì?

  • A. Giá mà người mua muốn trả cho người bán.
  • B. Giá mà người bán áp đặt cho người mua.
  • C. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường.
  • D. Giá do Nhà nước quy định.

Câu 9: Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hoá được gọi là gì?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.
  • B. Thuế thu nhập cá nhân.
  • C. Thuế nhập khẩu.
  • D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Câu 10: Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.
  • B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • C. Thuế gián thu.
  • D. Thuế trực thu.

Câu 11: Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích

  • A. thu được lợi nhuận.
  • B. thu hút vốn đầu tư.
  • C. hỗ trợ xã hội.
  • D. tăng năng suất lao động.

Câu 12: Mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, địa phương và quy định của pháp luật, tự chủ trong quản lý và tiêu thụ sản phẩm được gọi là

  • A. công ty hợp danh.
  • B. liên hiệp hợp tác xã.
  • C. hộ sản xuất kinh doanh.
  • D. doanh nghiệp tư nhân.

Câu 13: Đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

  • A. Dựa trên sự tin tưởng.
  • B. Có tính tạm thời.
  • C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
  • D. Có tính thời hạn.

Câu 14: Cơ sở nào là nơi tập trung những khoản vốn lớn thông qua nhận các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội rồi cung cấp vốn cho những người muốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đòi hỏi người vay phải sử dụng hiệu quả vốn vay?

  • A. Ngân hàng.
  • B. Cơ sở vay nặng lãi.
  • C. Doanh nghiệp.
  • D. Chi cục thuế.

Câu 15: Hình thức cho vay tín chấp thuộc loại tín dụng nào?

  • A. Tín dụng nhà nước.
  • B. Tín dụng ngân hàng.
  • C. Tín dụng tiêu dùng.
  • D. Tín dụng thương mại.

Câu 16: Tín dụng ngân hàng có đặc điểm gì?

  • A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
  • B. Có tính thời hạn.
  • C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.
  • D. Dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

Câu 17: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng là bản kế hoạch tài chính cá nhân

  • A. ngắn hạn.
  • B. trung hạn.
  • C. dài hạn.
  • D. vô thời hạn.

Câu 18: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn thường có thời hạn trong bao lâu?

  • A. Từ 3 đến 6 tháng.
  • B. Từ 4 đến 8 tháng.
  • C. Từ 5 đến 9 tháng.
  • D. Từ 6 đến 12 tháng.

Câu 19: Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Tính nhân dân.
  • D. Tính nghiêm túc.

Câu 20: Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Tính nhân dân.
  • D. Tính nghiêm túc.

Câu 21: Văn bản quy phạm pháp luật gồm

  • A. Văn bản áp dụng pháp luật
  • B. Văn bản luật
  • C. Văn bản dưới luật
  • D. Văn bản luật và văn bản dưới luật 

Câu 22: Văn bản luật là

  • A. Pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định
  • B. Văn bản do quốc hội ban hành gồm hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.
  • C. Nghị định, thông tư, thông tư liên tịch.
  • D. Luật, nghị định 

Câu 23: Áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?

  • A. Mang tính quyền lực nhà nước.
  • B. Được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
  • C. Theo nguyên tắc cá biệt hoá các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
  • D. Mang tính quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, theo nguyên tắc cá biệt hoá các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể. 

Câu 24: Chủ thể nào trong các thông tin sau thực hiện không đúng pháp luật?

  • A. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • B. Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình minh.
  • C. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng kinh doanh các mặt hàng có tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • D. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lý do cụ thể

Câu 25: Chủ thể chưa tự giác thực hiện pháp luật trong các trường hợp sau?

  • A. Khi 17 tuổi, A chủ động đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt đầu và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ.
  • B. Gia đình T kinh doanh cửa hàng tạp hoá và luôn chủ động nộp thuế đúng kỳ hạn.
  • C. Công ty kinh doanh nông sản do anh H làm giám đốc thường xuyên bị nhắc nhở việc chậm nộp thuế.
  • D. K báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác