Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phân phối là hoạt động
- A. Cơ bản nhất trong các hoạt động của con người.
- B. Con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cần sản xuất và sinh hoạt.
C. Phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm và phân chia kết quả cho tiêu dùng.
- D. Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Câu 2: Phân phối – trao đổi đóng vai trò như thế nào trong hoạt động kinh tế cơ bản?
- A. Là hoạt động cơ bản nhất.
B. Là hoạt động trung gian, cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
- C. Tác động mạnh mẽ đến sản xuất.
- D. Thúc đẩy mở rộng sản xuất.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?
A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
- B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.
- C. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế.
- D. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?
- A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.
B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
- C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- D. Tiết kiệm năng lượng.
Câu 5: Theo đối tượng giao dịch, mua bán, có thị trường hàng hóa và dịch vụ nào?
- A. Thị trường lao động.
B. Thị trường dầu mỏ.
- C. Thị trường quốc tế.
- D. Thị trường khoa học – công nghệ.
Câu 6: Theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch có
- A. Thị trường lúa gạo.
- B. Thị trường trong nước.
C. Thị trường tư liệu tiêu dùng.
- D. Thị trường bất động sản.
Câu 7: Giá cả hàng hóa là
- A. Giá bán được thực tế của hàng hóa trên thị trường hay giá cả hàng hóa được thỏa thuận giữa người mua và người bán.
B. Số tiền phải trả cho một hàng hóa để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa đó.
- C. Giá bán của lượng hàng hóa trong quá trao đổi mua bán hàng hóa
- D. Giá cả hàng hóa được thỏa thuận giữa người mua và người bán.
Câu 8: Chức năng cung cấp thông tin của giá cả thị trường là
- A. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
- C. Góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu.
C. Để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
- D. Hạn chế những nhược điểm cơ bản của thị trường.
Câu 9: Thuế có vai trò gì?
- A. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.
- B. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.
- C. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
D. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường, thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
Câu 10: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì?
- A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế thu nhập cá nhân.
- C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- D. Thuế nhập khẩu
Câu 11: Trong nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp là một đơn vị
- A. Sản xuất của cải vật chất.
- B. Phân phối của cải vật chất.
C. Phân phối và sản xuất của cải vật chất.
- D. Tạo điều kiện để con người được lao động.
Câu 12: Hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động
- A. tiêu thu sản phẩm.
- B. nghiên cứu kinh doanh.
C. sản xuất kinh doanh.
- D. hỗ trợ sản xuất.
Câu 13: Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
A. Dựa trên sự tin tưởng.
- B. Có tính tạm thời.
- C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- D. Có tính thời hạn.
Câu 14: Việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
- A. Dựa trên sự tin tưởng.
B. Có tính tạm thời.
- C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- D. Có tính thời hạn.
Câu 15: Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thể có trách nhiệm gì?
- A. Cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng.
- B. Thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng ký hạn.
- C. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.
D. Cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng, thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng ký hạn, không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.
Câu 16: Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay được gọi là gì?
A. Cho vay thế chấp.
- B. Cho vay tín chấp.
- C. Cho vay trả góp.
- D. Hình thức cho vay khác.
Câu 17: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) thuộc loại tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
- B. trung hạn.
- C. dài hạn.
- D. vô thời hạn.
Câu 18: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường có thời hạn trong bao lâu?
- A. Dưới 2 tháng.
B. Dưới 3 tháng.
- C. Dưới 4 tháng.
- D. Dưới 5 tháng.
Câu 19: Pháp luật là
- A. nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
- B. những điều luật cụ thể trong đời sống.
C. hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
- D. hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của địa phương.
Câu 20: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- B. Tính quy phạm phổ biến.
- C. Tính hiện đại.
- D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 21: Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là
- A. Trách nhiệm hành chính.
- B. Trách nhiệm hình sự.
- C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự
Câu 22: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- B. Tính quy phạm phổ biến.
- C. Tính hiện đại.
- D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 23: “Cứ sáng chủ nhật hằng tuần, nhân dân ở tổ dân phố K lại tập trung làm vệ sinh đường phố.” Việc làm của nhân dân ở tổ dân phố K là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật
- B. Sử dụng pháp luật
- C. Áp dụng pháp luật
- D. Tuân thủ pháp luật
Câu 24: “Một số học sinh nam lớp 12 Trường Trung học phổ thông H xin nghỉ một buổi học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở địa phương.” Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật
- B. Sử dụng pháp luật
- C. Áp dụng pháp luật
- D. Tuân thủ pháp luật
Câu 25: “Cơ sở sản xuất bản G xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh. Cảnh sát môi trường đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính.” Việc xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
- A. Thi hành pháp luật
- B. Sử dụng pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
- D. Tuân thủ pháp luật
Bình luận