Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoạt động nào đóng vai trò là động lực của sản xuất?

  • A. Hoạt động sản xuất.
  • B. Hoạt động phân phối.
  • C. Hoạt động trao đổi.
  • D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 2: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định

  • A. Mọi hoạt động của xã hội.
  • B. Các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
  • C. Thu nhập của người lao động.
  • D. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 3: Chủ thể tiêu dùng có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Là người mua hàng hóa, bán lại hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của mình.
  • B. Có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
  • C. Không có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
  • D. Là người sở hữu hàng hóa trao đổi hàng hóa phù hợp với nhu cầu 

Câu 4: Chủ thể trung gian có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
  • B. Duy nhất cung cấp thông tin cho hoạt động tiêu dùng.
  • C. Giúp nền kinh tế phát triển linh hoạt, cũng có thể phát triển mất cân đối.
  • D. Có vai trò quyết định đối với hoạt động mua – bán.

Câu 5: Ở cấp độ cụ thể, thị trường có thể quan sát được như:

  • A. Chợ.
  • B. Cửa hàng.
  • C. Phòng giao dịch.
  • D. Cửa hàng, chợ, phòng giao dịch 

Câu 6: Ở cấp độ trừu tượng, thị trường có thể được nhận diện qua các mối quan hệ liên quan nào?

  • A. Cung – câu.
  • B. Quan hệ hàng – tiền.
  • C. Quan hệ cạnh tranh.
  • D. Cung – cầu, quan hệ hàng – tiền, quan hệ cạnh tranh.

Câu 7: Ưu điểm của cơ chế thị trường là gì?

  • A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
  • B. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
  • C. Thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiến bộ, văn minh xã hội.
  • D. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiến bộ, văn minh xã hội.

Câu 8: Nhược điểm của cơ chế thị trường là gì?

  • A. Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng suy thoái.
  • B. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
  • C. Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
  • D. Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng suy thoái, phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng, không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội. 

Câu 9: Thuế gián thu là gì?

  • A. Thuế thu được từ người có thu nhập cao.
  • B. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.
  • C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
  • D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán.

Câu 10: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì?

  • A. Bắt buộc.
  • B. Tự nguyện.
  • C. Không bắt buộc.
  • D. Cưỡng chế.

Câu 11: Hộ kinh doanh cần thoả mãn điều kiện nào dưới đây?

  • A. Là hộ có đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định.
  • B. Không có con dấu, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong các quan hệ dân sự.
  • C. Sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động.
  • D. Là hộ có đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định, không có con dấu, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong các quan hệ dân sự, sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động.

Câu 12: Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của

  • A. kinh doanh.
  • B. tiêu dùng.
  • C. sản xuất.
  • D. tiêu thụ

Câu 13: Khái niệm nào sau đây thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả vốn gốc và lãi?

  • A. Tín dụng.
  • B. Thẻ ngân hàng.
  • C. Vay lãi.
  • D. Vốn đầu tư.

Câu 14: Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc

  • A. hoàn trả sau thời gian hứa hẹn.
  • B. hoàn trả có kỳ hạn cả vốn gốc và lãi.
  • C. hoàn trả gốc có kỳ hạn theo thỏa thuận.
  • D. bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 15: Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào

  • A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.
  • B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.
  • C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.
  • D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.

Câu 16: Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?

  • A. Cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân.
  • B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.
  • C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.
  • D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.

Câu 17: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lý tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lý.
  • B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
  • C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
  • D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

Câu 18: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. Một.
  • B. Hai.
  • C. Ba.
  • D. Bốn.

Câu 19: Con đường hình thành pháp luật là do

  • A. Giai cấp thống trị đặt ra
  • B. Có sự vận động, thay đổi, phát triển của xã hội chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất
  • C. Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
  • D. Xuất phát từ những phong tục tập quán, tín điều tôn giáo trong xã hội

Câu 20: Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Pháp luật.
  • B. Hiến pháp.
  • C. Điều lệ.
  • D. Quy tắc.

Câu 21: Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng là

  • A. Quy phạm pháp luật
  • B. Chế định pháp luật.
  • C. Ngành luật.
  • D. Hệ thống pháp luật.

Câu 22: Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là

  • A. Chế định luật.
  • B. Hệ thống pháp luật.
  • C. Quy phạm pháp luật.
  • D. Ngành luật.

Câu 23: Tình huống nào sau đây không phải là biểu hiện của hình thức “Sử dụng pháp luật”?

  • A. Phát hiện một hộ gia đình trồng cây thuốc phiện, chị D đã tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn.
  • B. Anh C chở S đi học bằng xe máy. Đến ngã tư, khi có tín hiệu đèn đỏ, thấy đường vắng S bảo anh vượt đèn đỏ để đến trường cho nhanh nhưng anh C không nghe mà dừng lại chờ đèn bật xanh mới đi.
  • C. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, V ở nhà làm nghề truyền thống dệt vải của gia đình.
  • D. Học xong Trung học phổ thông, G đã gửi hồ sơ đến sở Kế hoạch và Đầu tư đăng ký kinh doanh thức ăn nhanh.

Câu 24: “Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.” Thanh tra thuế trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?

  • A. Có. Vì thanh tra thuế đã thực hiện pháp luật thông qua hình thức áp dụng pháp luật. Doanh nghiệp X không chủ động thi hành nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn - không thực hiện đúng quy định pháp luật.
  • B. Có. Vì viên thanh tra đã sử dụng quyền lực của mình vào đúng chỗ khi xử phạt hành chính doanh nghiệp X theo luật thành lập doanh nghiệp.
  • C. Không. Vì luật pháp nhà nước cho phép một doanh nghiệp nộp chậm thuế trong trường hợp khó khăn, đang nợ nần. Ở đây thanh tra thuế đã vượt quá quyền hạn của mình.
  • D. Không. Vì thanh tra thuế đã áp dụng pháp luật một cách sai trái, khi sử dụng những điều của bộ luật này để xử phạt người vi phạm điều khoản ở bộ luật khác.

Câu 25: “Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình mình.” Ông B trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?

  • A. Không đúng vì ông B không có quyền gì trong việc khiếu nại một quyết định đã được thẩm định bởi chính quyền cao cấp.
  • B. Không đúng vì ông thực hiện sai quyền công dân trong việc sử dụng pháp luật.
  • C. Đúng vì ông B đã chủ động và sử dụng đúng quyền khiếu nại của công dân.
  • D. Đúng vì ông B đã tuân thủ pháp luật mà nhà nước đề ra: bất cứ khi nào cơ quan chính quyền thu hồi đất thì phải khiếu nại.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác