Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành

  • A. nuôi trồng thủy hải sản.
  • B. khai thác khoáng sản.
  • C. du lịch sinh thái biển.
  • D. giao thông vận tải biển.

Câu 2: Với đặc điểm đặc điểm lãnh thổ rộng lớn và giáp 14 quốc gia, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản nào sau đây về mặt kinh tế - xã hội?

  • A. Phân thành nhiều tỉnh, thành.
  • B. Có nhiều dân tộc sinh sống.
  • C. Giàu tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Giao lưu với nhiều quốc gia.

Câu 3: Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là

  • A. đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân.
  • B. sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ.
  • C. tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn ra nước ngoài.
  • D. tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn.

Câu 4: Thế mạnh nổi bật ở đồng bằng Đông Âu của Liên bang Nga là

  • A. vùng có diện tích đất hoang nhiều đang được cải tạo.
  • B. vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản và thủy điện.
  • C. vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất.
  • D. vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi.

Câu 5: Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng nào dưới đây?

  • A. Nội địa dọc theo con đường tơ lụa.
  • B. Phía Đông, Tây Bắc của miền Đông.
  • C. Dọc thượng lưu ở các con sông lớn.
  • D. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.

Câu 6: Chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là

  • A. vừa phát triển các ngành then chốt, vừa phát triển các ngành phụ trợ.
  • B. vừa đầu tư phát triển kinh tế, vừa chú ý các vấn đề xã hội liên quan.
  • C. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ.
  • D. vừa đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, vừa duy trì phát triển nông nghiệp.

Câu 7: Chăn nuôi của miền Tây khác với miền Đông ở việc nuôi chủ yếu là

  • A. trâu.
  • B. lợn.
  • C. bò.
  • D. cừu.

Câu 8: Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

  • A. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
  • B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
  • C. Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).
  • D. Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của Liên bang Nga?

  • A. Phần lớn là núi và cao nguyên rộng lớn.
  • B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản dồi dào.
  • C. Có nhiều đồng bằng nhỏ và giàu lâm sản.
  • D. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng.

Câu 10: Các ngành công nghiệp nào sau đây có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga?

  • A. Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim.
  • B. Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất.
  • C. Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất.
  • D. Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất.

Câu 11: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC QUA MỘT SỐ NĂM

(Đơn vị: %)

c

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2014?

  • A. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục.
  • B. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm ở giai đoạn 1985 - 1995 và giai đoạn 2004 - 2014; tăng ở giai đoạn 1995 - 2004.
  • C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục.
  • D. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ở giai đoạn 1985 - 1995 và giai đoạn 2004 - 2014; tăng ở giai đoạn 1995 - 2004.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng Đông Âu là

  • A. chủ yếu đồi thấp và đầm lầy, cao nguyên.
  • B. ở phía bắc là đầm lầy, phía nam có đất đen.
  • C. các vùng đất cao xen với các vùng đất thấp.
  • D. vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng.

Câu 13: Nơi nào sau đây ở Trung Quốc không có trung tâm công nghiệp?

  • A. Núi cao.
  • B. Ven biển.
  • C. Đồng bằng.
  • D. Bồn địa.

Câu 14: Nhận xét nào đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga?

  • A. Tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.
  • B. Tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.
  • C. Tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.
  • D. Tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây nam.

Câu 15: Trung Quốc có nhiều kiểu khí hậu không phải do

  • A. vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
  • B. sự phân hóa địa hình đa dạng.
  • C. nằm trong vùng nội chí tuyến.
  • D. lãnh thổ rộng lớn và kéo dài.

Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?

  • A. Thay đổi từ bắc xuống nam.
  • B. Phía nam có khí hậu ôn đới.
  • C. Lượng mưa tương đối cao.
  • D. Có sự khác nhau theo mùa.

Câu 17: Lãnh thổ Trung Quốc giáp với bao nhiêu quốc gia?

  • A. 16 nước.
  • B. 14 nước.
  • C. 15 nước.
  • D. 13 nước.

Câu 18: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM 

(Đơn vị: %)

Học sinh tham khảo

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?

  • A. Nhóm dưới 15 tuổi giảm.
  • B. Nhóm 65 tuổi trở lên giảm.
  • C. Nhóm 15-64 tuổi có xu hướng tăng lên.
  • D. Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng nhanh.

Câu 19: Ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu ở quần đảo nào sau đây?

  • A. Hôn-su.
  • B. Hô-cai-đô.
  • C. Xi-cô-cư.
  • D. Kiu-xiu.

Câu 20: Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã chính thức được thiết lập vào năm nào sau đây?

  • A. 1945.
  • B. 1965.
  • C. 1950.
  • D. 1995.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác