Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?

  • A. Kiu-xiu
  • B. Hôn-su.
  • C. Hô-cai-đô.
  • D. Xi-cô-cư.

Câu 2: Ý nào sau đây không đúng với đường lối hiện đại hoá công nghiệp của Trung Quốc?

  • A. Duy trì ờ mức bình thường ngành công nghiệp truyền thống, phát triển công nghiệp hiện đại.        .
  • B. Thu hút vốn kĩ thuật nước ngoài, tích cực mở rộng thị trường
  • C. Chù động đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng nghệ cao.
  • D. Các nhà máy xí nghiệp chủ động kinh doanh.

Câu 3: Sự khác biệt về chế độ sông ngòi ở Nga Âu và Nga Á là do nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Sông ở Nga phần châu Âu ngắn hơn sông ở Nga phần châu Á.
  • B. Sông ở Nga phần châu Âu và ở Nga phần châu Á chảy theo 2 hướng khác nhau ở 2 vùng lãnh thổ có khí hậu khác nhau.
  • C. Sông ở Nga phần châu Âu liên kết thành hệ thống, sông ở Nga phần châu Á chảy riêng lẻ, độc lập.
  • D. Sông ở Nga phần châu Âu nhiều thác, dốc, sông ở Nga phần châu Á chảy trên địa hình bằng phẳng.

Câu 4: Sự già hoá dân số Nhật Bản gây sức ép

  • A. Thừa nguồn lao động.
  • B. Thất nghiệp.
  • C. Giáo dục.
  • D. Chi phí phúc lợi xã hội cao.

Câu 5: Khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  • A. Quặng sắt và than đá.
  • B. Các khoáng sản kim loại màu.
  • C. Than đá và khí tự nhiên.
  • D. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

Câu 6: Một trong những nội dùng cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là

  • A. Hạn chế mở rộng ngoại giao.
  • B. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
  • C. Sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
  • D. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

Câu 7: Vùng Trung tâm đất đen có đặc điểm nổi bật là

  • A. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.
  • B. Tập trung nhiều ngành công nghiệp; sản lượng lương thực lớn.
  • C. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
  • D. Công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí phát triển.

Câu 8: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

  • A. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
  • B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
  • C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
  • D. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

Câu 9: Phía Đông Nhật Bản tiếp giáp với

  • A. Khu vực Đông Nam Á.
  • B. Thái Bình Dương.
  • C. Liên Bang Nga.
  • D. Bán đảo Triều Tiên.

Câu 10: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp của Liên Bang Nga là

  • A. Đồng bằng Đông Âu.
  • B. Vùng Xi – bia
  • C. Đồng bằng Tây Xi –bia.
  • D. Vùng ven biển Thái Bình Dương.

Câu 11: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào ?

  • A. Hóa chất.
  • B. Dệt may.
  • C. Sản xuất ô tô.
  • D. Chế tạo máy.

Câu 12: Thành phố nào sau đây tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc?

  • A. Thượng Hải.
  • B. Thành Đô.
  • C. Quảng Đông.
  • D. Nam Kinh.

Câu 13: Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do

  • A. Khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.
  • B. Ảnh hưởng của núi ở phía đông.
  • C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
  • D. Có diện tích quá lớn.

Câu 14: Tác dộng tích cực của dân số Trung Quốc hiện nay đôi với nền kinh tế là

  • A. dân số đông là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế phục vụ dân sinh phát triển.
  • B. nhờ dân số đông số người tài giỏi nhiều, cung cấp lao động trí tuệ cho nền kinh tế.
  • C. lao động rẻ là diều kiện để hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh, dân số dông thị trường tiêu thụ lớn.
  • D. dân số đông số người lao đông nhiều, làm tăng sản lượng của các ngành kinh tế.

Câu 15: Đất và khí hậu ở Đồng bằng Đông Âu cho phép phát triển loại cây trồng nào?

  • A. Ngô, mía.
  • B. Lúa gạo, mía.
  • C. Lúa mì, củ cải đường.
  • D. Lúa gạo, củ cải đường.

Câu 16: Đại bộ phận  lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu

  • A. Hàn đới.
  • B. Cận nhiệt đới
  • C. Ôn đới.
  • D. Nhiệt đới .

Câu 17: Phía Nam lãnh thổ Nhật Bản thuộc đới khí hậu

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Cận nhiệt đới.
  • C. Ôn đới.
  • D. Xích đạo.

Câu 18: Các trung tâm công nghiệp truyền thống của LB Nga thường được phân bố ở

  • A. Đồng bằng Đông Âu, Trung tâm U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
  • B. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
  • C. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia.
  • D. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, Xanh Pê-téc-bua.

Câu 19: Điều kiện nào sau đây giúp cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển?

  • A. Mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài.
  • B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • C. Ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.
  • D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Câu 20: Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do

  • A. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn.
  • B. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.
  • C. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.
  • D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác