Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các loại cây ăn quả chủ yếu được phân loại dựa vào yếu tố nào?

  • A. Loại đất trồng
  • B. Màu sắc quả
  • C. Đặc điểm sinh thái và yêu cầu kỹ thuật trồng
  • D. Thời gian thu hoạch

Câu 2: Phương pháp nhân giống vô tính phổ biến nhất đối với cây ăn quả là gì?

  • A. Gieo hạt
  • B. Ghép cành
  • C. Cấy mô
  • D. Gieo cây non

Câu 3: Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chủ yếu cho cây có múi là gì?

  • A. Dùng thuốc hóa học liên tục
  • B. Tỉa cành, tạo tán thoáng khí
  • C. Chỉ sử dụng giống cây tự nhiên
  • D. Tưới nhiều nước vào mùa mưa

Câu 4: Hình ảnh dưới đây nói về vai trò nào của cây ăn quả?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.
  • B. Là nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất bánh kẹo, sản xuất đồ uống, ô mai, nhà máy chế biến hoa quả đóng hộp,…
  • C. Là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
  • D. Tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái. 

Câu 5: Phần lớn cây ăn quả là:

  • A. Cây trồng ngắn ngày.
  • B. Cây trồng dài ngày có giá trị thương phẩm cao.
  • C. Cây trồng lâu năm. 
  • D. Cây trồng ngắn ngày siêu lợi nhuận. 

Câu 6: Có tác dụng hỗ trợ quá trình thụ phấn, thụ tinh của nhiều loại cây ăn quả là:

  • A. Mưa. 
  • B. Ánh sáng.
  • C. Chất dinh dưỡng.
  • D. Gió. 

Câu 7: Một trong những hoạt động của nhóm ngành nhân và chăm sóc cây giống lâu năm là:

  • A. Gieo ươm, cấy ghép, cắt cành và giâm cành các loại cây cảnh.
  • B. Cắt, xén, tỉa cây lâu năm.
  • C. Cho thuê mấy nông nghiệp có người điều khiển.
  • D. Hoạt động tưới, tiêu phục vụ trồng trọt. 

Câu 8: Giâm cành là 

  • A. phương pháp nhân giống cây bằng cách kích thích cho cành ra rễ trên cây mẹ.
  • B. phương pháp tạo cây con từ đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời khỏi cây mẹ.
  • C. phương pháp dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây ghép vào một cây khác.
  • D. quá trình tách rời một bộ phận của cây mẹ, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp.

Câu 9: Chiết cành là 

  • A. phương pháp nhân giống cây bằng cách kích thích cho cành ra rễ trên cây mẹ.
  • B. phương pháp tạo cây con từ đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời khỏi cây mẹ.
  • C. phương pháp dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây ghép vào một cây khác.
  • D. quá trình tách rời một bộ phận của cây mẹ, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp.

Câu 10: Thời gian nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ là 

  • A. 2 - 3 giây.
  • B. 5 - 6 giây.
  • C. 5 - 10 giây.
  • D. 9 - 15 giây.

Câu 11: Chọn phát biểu không đúng: Để bảo vệ môi trường khi chiết cành cần

  • A. dây không được vứt bỏ lãng phí.
  • B. tấm nylon khi dùng xong một lần nên vứt bỏ.
  • C. các đoạn dây nylon thừa cần thu gom về nơi quy định để xử lý.
  • D. nơi tổ chức nhân giống cần được vệ sinh sạch sẽ.

Câu 12: Yêu cầu kỹ thuật khi cắt đoạn cành giâm là gì?

  • A. Cắt vát cành giâm thành từng đoạn 5 đến 10 cm.
  • B. Cắt thẳng cành giâm thành từng đoạn 2 đến 7 cm.
  • C. Cắt vát cành giâm thành từng đoạn 5 đến 10 cm.
  • D. Cắt thẳng cành giâm thành từng đoạn 2 đến 7 cm.

Câu 13: Độ pH của đất trồng ăn quả có múi trong khoảng bao nhiêu để cây phát triển tốt?

  • A. 4 - 5.
  • B. 5 - 8.
  • C. 7 - 11.
  • D. 5,5 - 6,4.

Câu 14: Mỗi năm cần làm cỏ, vun xới quanh gốc cây ăn quả bao nhiêu lần?

  • A. 1 - 2 lần.
  • B. 2 - 3 lần.
  • C. 3 - 4 lần.
  • D. 4 - 5 lần.

Câu 15: Cây nhãn thuộc họ 

  • A. bồ hòn.
  • B. cam quýt.
  • C. đào lộn hột
  • D. dừa cạn.

Câu 16: Cây xoài có những loại hoa nào? 

  • A. Hoa đực và hoa cái.     
  • B. Hoa đực và hoa lưỡng tính.                       
  • C. Hoa cái và hoa lưỡng tính.         
  • D. Hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.

Câu 17: Có bao nhiêu biện pháp thúc đẩy khả năng ra hoa của cây nhãn?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hoa của cây ăn quả?

  • A. Hoa của cây ăn quả thường gồm ba loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính.
  • B. Dựa vào đặc điểm của hoa, con người sẽ có biện pháp phù hợp để chọn giống, nhân giống và điều khiển cây ra hoa, đậu quả. 
  • C. Tùy từng loài, trên mỗi cây ăn quả có thể có một, hai hoặc cả ba loại hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính.
  • D. Hoa cái là hoa có cả nhị và nhụy cùng phát triển, đều có vai trò trong sinh sản. 

Câu 19: Đâu không phải là tiêu chí phù hợp để lựa chọn ngành nghề trồng cây ăn quả và một số ngành nghề liên quan?

  • A. Thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ.
  • B. Thích làm những công việc ngoài trời hơn là trong văn phòng.
  • C. Thích làm việc đầu óc hơn làm việc chân tay. 
  • D. Có thể vận hành, điều khiển các máy móc, thiết bị. 

Câu 20: Cây ăn quả có rễ mọc ngang là:

  • A. Cây hồng xiêm. 
  • B. Cây xoài.
  • C. Cây dừa.
  • D. Cây chanh. 

Câu 21: Tại sao không phun ướt cây ngay sau khi ghép?

  • A. Để cho gốc ghép không bị rơi ra.
  • B. Để đỡ mất chất dinh dưỡng.
  • C. Để không hỏng nylon.
  • D. Để tránh nước vào vết ghép.

Câu 22: Cây ăn quả có múi chịu được cường độ ánh sáng nào sau đây?

  • A. 12 000 lux
  • B. 2 000 lux
  • C. 20 000 lux
  • D. 52 000 lux

Câu 23: Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây ăn quả có múi

TRẮC NGHIỆM

  • A. Sâu vẽ bùa.
  • B. Rệp sáp.
  • C. Sâu đục thân.
  • D. Bệnh vàng lá.

Câu 24: Thời gian thích hợp khoanh vỏ cây nhãn thúc đẩy khả năng ra hoa là 

  • A. tháng 10. 
  • B. tháng 11. 
  • C. tháng 12. 
  • D. tháng 9.

Câu 25: Quan sát ảnh sau, xác định loại sâu, bệnh hại cây nhãn

TRẮC NGHIỆM

  • A. bọ xít nâu hại nhãn.
  • B. sâu đục quả. 
  • C. sâu đục thân.
  • D. sâu đục gốc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác