Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi trồng nhãn, nên tỉa bớt cành vào thời điểm nào?

  • A. Sau khi thu hoạch quả
  • B. Trước khi cây ra hoa
  • C. Khi cây đang nuôi quả
  • D. Trong mùa đông

Câu 2: Lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính là gì?

  • A. Duy trì được các đặc tính tốt của cây mẹ
  • B. Tạo ra giống cây mới hoàn toàn khác biệt
  • C. Ít tốn thời gian so với gieo hạt
  • D. Không cần kỹ thuật phức tạp

Câu 3: Cây ăn quả nào dưới đây thuộc nhóm cây nhiệt đới?

  • A. Táo
  • B. Lê
  • C. Xoài
  • D. Dâu tây

Câu 4: Cây ăn quả là gì?

  • A. Các loại cây trồng mà quả của chúng được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm.
  • B. Các loại cây trồng tại nhà hoặc trồng tại trang trại, được dùng làm thức ăn. 
  • C. Các loại cây trồng mà quả, hoa, lá của chúng được dùng làm thức ăn riêng biệt. 
  • D. Các loại cây trồng tại trang trại cho năng suất cao, được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. 

Câu 5: Hình ảnh dưới đây nói về vai trò nào của cây ăn quả?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cung cấp đường, acid hữu cơ, chất béo, protein, chất khoáng và nhiều vitamin, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với con người.
  • B. Một số loại cây ăn quả có tác dụng chữa bệnh.
  • C. Là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
  • D. Mang ý nghĩa nghệ thuật. 

Câu 6: Đặc điểm của rễ mọc ngang (rễ bên) là:

  • A. Là rễ có kích thước lớn.
  • B. Mọc xuyên vào sâu trong đất, độ sâu tùy thuộc vào từng loại cây.
  • C. Chức năng chính là giúp cây đứng vững, tham gia hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
  • D. Phân bố tập trung ở tầng đất mặt có độ sâu từ 0,1 m đến 1,0 m.

Câu 7: Thời vụ giâm cành thích hợp ở miền Bắc là

  • A. vụ Xuân và vụ Thu.
  • B. vụ Hạ và vụ Thu.
  • C. vụ Thu.
  • D. vụ Đông và vụ Xuân.

Câu 8: Nhược điểm của phương pháp chiết cành là 

  • A. phức tạp khó thực hiện.
  • B. hệ số nhân giống tương đối thấp.
  • C. bộ rễ phát triển tốt hơn cây nhân giống từ hạt.
  • D. cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ.

Câu 9: Nhiệt độ thích hợp nhất để cây ăn quả có múi sinh trưởng và phát triển là?

  • A. 20 – 24oC.
  • B. 24 – 26oC.
  • C. 15 – 25oC.
  • D. 20 - 30oC.

Câu 10: Cường độ ánh sáng phù hợp cho cây ăn quả có múi là

  • A. 20 000 - 26 000 Lux.
  • B. 20 000 - 40 000 Lux.
  • C. 900 - 1200 Lux.
  • D. 10 000 - 15 000 Lux.

Câu 11: Lượng mưa thích hợp cho trồng nhãn là

  • A. 1000 - 1200 mm/năm.
  • B. 1200 - 1400 mm/năm.
  • C. 1200 - 1500 mm/năm.
  • D. 1200 - 1600 mm/năm.

Câu 12: Nhãn có tên khoa học là 

  • A. Dimocarpus longan Lour.
  • B. Mangifera Indica L
  • C. Durio zibethinus.
  • D. Nephelium lappaceum

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của các loại cây ăn quả với đời sống con người và nền kinh tế?

  • A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.
  • B. Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất bánh kẹo, sản xuất đồ uống, ô mai, nhà máy chế biến hoa quả đóng hộp.
  • C. Là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. 
  • D. Là thành phần cơ bản nhất của các bữa ăn và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Câu 14: Đâu không phải là cây ăn quả có quả mọng?

  • A. Xoài.
  • B. Cam.
  • C. Quýt. 
  • D. Lê. 

Câu 15: Loại phân nào có tác dụng thúc đẩy các bộ phận của cây sinh trưởng?

  • A. Phân đạm. 
  • B. Phân kali.
  • C. Phân bắc.
  • D. Phân hỗn hợp.

Câu 16: Thứ tự các bước tiến hành giâm cành là

  • A. Chọn cành giâm → Chăm sóc cành giâm → Xử lý cành giâm → Cắm cành giâm → Cắt cành giâm.
  • B. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm →  Chăm sóc cành giâm→ Cắm cành giâm → Xử lý cành giâm.
  • C. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Xử lý cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.
  • D. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Cắm cành giâm → Xử lý cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

Câu 17: Thứ tự các bước tiến hành giâm cành là

  • A. Chọn cành giâm → Chăm sóc cành giâm → Xử lý cành giâm → Cắm cành giâm → Cắt cành giâm.
  • B. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm →  Chăm sóc cành giâm→ Cắm cành giâm → Xử lý cành giâm.
  • C. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Xử lý cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.
  • D. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Cắm cành giâm → Xử lý cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

Câu 18: Mục đích của việc dùng tấm nylon sinh học hoặc giá thể và buộc cố định bằng dây mềm kín hai đầu cành chiết là gì?

  • A. Để tránh sâu bọ.
  • B. Để tránh mất chất dinh dưỡng.
  • C. Để giữ ẩm.
  • D. Để giữ ấm.

Câu 19: Đâu không phải là giống cây ăn quả có múi?

  • A. Cam.
  • B. Bưởi.
  • C. Dâu tây.
  • D. Quýt.

Câu 20: Khi xuất hiện triệu chứng lá bị vàng có đốm xanh, gân lá xanh, lưng lá bị sưng và hóa bần thì cây đang bị nhiễm bệnh gì?

  • A. Bệnh loét.
  • B. Bệnh vàng lá.
  • C. Bệnh ghẻ lồi.
  • D. Sâu đục thân.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

  1. Vỏ quả dày
  2. Vỏ quả mỏng
  3. Vỏ thường có màu xanh khi chín chuyển sang màu vàng 
  4. Vỏ quả có các túi tinh dầu có mùi thơm đặc trưng.
  5. Hạt có màu xanh lục.
  6. Có hình bầu dục 

Số phát biểu đúng về quả của cây ăn quả có múi:

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 22: Để thúc đẩy quá trình ra hoa, ta có thể sử dụng Paclobutrazol có nồng độ 

  • A. 0,05%.
  • B. 0,2%.
  • C. 0,01%.
  • D. 0,03%.

Câu 23: Thời vụ trồng nhãn tốt nhất là 

  • A. mùa Xuân. 
  • B. mùa khô. 
  • C. mùa mưa. 
  • D. mùa Đông.

Câu 24: Nguyên nhân gây bệnh khô cháy hoa trên cây nhãn là 

  • A. do nấm Phyllosticta sp.
  • B. do nấm Oidium sp.
  • C. do nấm Phytophthora sp.
  • D. do nhện lông nhung. 

Câu 25: Mục đích của việc chặt rễ cây nhãn là

  • A. cho cây ngừng phát triển.
  • B. ức chế sinh trưởng của cây.
  • C. kích thích quá trình sinh trưởng của cây.
  • D. loại bỏ rễ xấu, bệnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác