Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Có mấy phương pháp tạo giống cây trồng

  • A. 2.
  • B. 4. 
  • C. 3.
  • D. 5.

Câu 2: Chọn giống cây trồng là

  • A. Chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra.
  • B. Cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.
  • C. Chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.
  • D. Chọn lọc hay tuyển lựa nguồn vật liệu đã có qua thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.

Câu 3: Giống gốc là

  • A. Giống ban đầu trước khi được chọn lọc. 
  • B. Giống ban đầu trước khi tham gia chọn giống.
  • C. Giống tự nhiên của cây trồng, chưa qua thí nghiệm hay các nghiên cứu khoa học.
  • D. Giống sử dụng để tạo giống cây trồng.

Câu 4: Giống đối chứng là

  • A. Giống cùng loại đó, chưa qua thí nghiêm hay các nghiên cứu khoa học.
  • B. Giống cùng loại đó dược trồng ở địa phương.
  • C. Giống ban đầu trước khi chọn lọc.
  • D. Giống sử dụng để tạo giống cây trồng.

Câu 5: Giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng là khái niệm của

  • A. Giống ưu thế lai.
  • B. Giống hoàn thiện.
  • C. Giống vượt trội.
  • D. Giống mới.

Câu 6: Có mấy phương pháp chọn giống cây trồng

  • A. 4
  • B. 2.
  • C. 5.
  • D. 3.

Câu 7: Các phương pháp chọn giống cây trồng là

  • A. Phương pháp chọn lọc cá thể và phương pháp chọn lọc nhóm. 
  • B. Phương pháp chọn tự nhiên và phương pháp chọn lọc nhân tạo.
  • C. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp và phương pháp chọn lọc cá thể.
  • D. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp và phương pháp chọn lọc nhóm.

Câu 8:  Đối tượng của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là

  • A. Cây nhân giống vô tính. 
  • B. Cây tự thụ phấn.
  • C. Cây giao phấn. 
  • D. Cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn.

Câu 9:  Đối tượng của ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng 

  • A. Cây tự thụ phấn và cây giao phấn
  • B. Cây tự thụ phấn.
  • C. Cây giao phấn.
  • D. Cây nhân giống vô tính.

Câu 10: Cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua thay đổi vật chất di truyền trong tế bào là khái niệm của

  • A. Gây giống.
  • B. Chọn giống cây trồng.
  • C. Tạo giống cây trồng.
  • D. Biến dị di truyền.

Câu 11: Sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau nhằm tạo ra các con lai mang nhiều tính trạng của bố mẹ là

  • A. Lai hữu tính.
  • B. Lai vô tính.
  • C. Lai ưu thế.
  • D. Lai kết hợp.

Câu 12: Ưu thế lai là

  • A. Hiện tượng con lai F1 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ trong lai hữu tính. 
  • B. Hiện tượng con lai F1 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ trong lai vô tính.
  • C. Hiện tượng con lai F2 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ trong lai hữu tính.
  • D. Hiện tượng con lai F2 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ trong lai vô tính.

Câu 13: Những loại cây trồng trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể tăng theo bội số nguyên lần của bộ nhiễm sắc thể đơn bội được gọi là 

  • A. Thể tam bội.
  • B. Thể tứ bội.
  • C. Đa bội thể. 
  • D. Thể khảm.

Câu 14:  Đâu không phải phương pháp tạo giống cây trồng

  • A. Lai hữu tính.
  • B. Đột biến gen.
  • C. Chuyển gen.
  • D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 15:  Đối tượng của phương pháp chọn lọc cá thể là 

  • A. Cây nhân giống vô tính.
  • B. Cây tự thụ phấn.
  • C. Cây giao phấn.
  • D. Cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về chọn lọc hỗn hợp     

  • A. Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là tốn nhiều thời gian và diện tích đất. 
  • B. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện. 
  • C. Vụ I của chọn lọc hỗn hợp cần chọn những cá thể mang tính trạng vượt trội hơn so với giống gốc. 
  • D. Trong chọn lọc hỗn hợp, giống chọn lọc phải có tiêu chí vượt trội hơn so với giống gốc và giống đối chứng.  

Câu 17: Dựa vào đặc tính sinh vật học, có mấy cách phân loại cây trồng?

  • A. 1                                                            
  • B. 2
  • C. 3                                                            
  • D. 4

Câu 18: Nhóm cây trồng nào sau đây được phân loại theo nguồn gốc?

  • A. Nhóm cây ôn đới
  • B. Nhóm cây nhiệt đới
  • C. Nhóm cây á nhiệt đới
  • D. Nhóm cây nhiệt đới, nhóm cây ôn đới, nhóm cây á nhiệt đới 

Câu 19: Nhóm cây ôn đới bao gồm các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu

  • A. Ôn đới
  • B. Nhiệt đới
  • C. Á nhiệt đới
  • D. Cận nhiệt đới 

Câu 20: Nhóm cây nhiệt đới bao gồm các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu

  • A. Ôn đới
  • B. Nhiệt đới
  • C. Á nhiệt đới
  • D. Cận nhiệt đới 

Câu 21: Nhóm cây trồng nào thuộc nhóm cây lấy gỗ?

  • A. Đậu kiếm, đậu triều, cốt khí,…
  • B. Xoan đào, gỗ lim, gỗ bạch đàn, gỗ keo,…
  • C. Sắn dây, lục lạc sợi, điên điển
  • D. Hoàng liên chân gà, bình vôi, ba kích

Câu 22: Theo chu kì sống, cây trồng được phân làm mấy loại?

  • A. 1                                                            
  • B. 2
  • C. 3                                                             
  • D. 4

Câu 23: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo chu kì sống?

  • A. Nhóm cây hàng năm
  • B. Nhóm cây lâu năm
  • C. Nhóm cây hàng năm và nhóm cây lâu năm
  • D. Nhóm cây lâu năm và nhóm cây theo mùa

Câu 24: Theo khả năng hóa gỗ của thân, cây trồng được phân làm mấy nhóm?

  • A. 1                                                           
  • B. 2
  • C. 3                                                            
  • D. 4

Câu 25: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo khả năng hóa gỗ?

  • A. Nhóm cây thân gỗ
  • B. Nhóm cây thân thảo
  • C. Nhóm cây thân gỗ và nhóm cây thân thảo
  • D. Nhóm cây thân thẳng và nhóm cây thân leo

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác