Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 9 cánh diều học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới, sẽ không giúp em:

  • A. Tạo dựng được nhiều mối quan hệ bạn bè.
  • B. Giúp đỡ trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
  • C. Chia sẻ với nhau nhiều điều thú vị, bổ ích.
  • D. Lãng phí thời gian trong việc kết giao.

Câu 2: Đâu không phải là nội dung của bước lập kế hoạch thực hiện công việc?

  • A. Phân bổ thời gian hợp lí cho từng công việc.
  • B. Khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện mục tiêu.
  • C. Điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
  • D. Xác định danh sách công việc theo ngày, tuần, tháng.

Câu 3: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?

  • A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
  • B. Quyền tự do kinh doanh.
  • C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
  • D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 4: Là học sinh, chúng ta không nên làm gì để có thói quen tiêu dùng thông minh?

  • A. Tuân thủ cách tiêu dùng thông minh.
  • B. Mua những đồ dùng mình thích.
  • C. Khích lệ người thân tiêu dùng thông minh.
  • D. Rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

  • A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
  • B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
  • C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
  • D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu 6:  Tú và Linh là đôi bạn thân từ nhỏ. Một hôm, Linh tâm sự với Tú rằng Linh đã sống cùng bà nội từ nhỏ nhưng đợt này bà nội ốm nặng, sợ không qua khỏi và Linh không biết phải sống như thế nào nếu thiếu bà. Nếu em là Tú, em nên làm gì?

  • A. Bảo Linh nên nghỉ học để ở nhà với bà.
  • B. An ủi Linh, cần bình tĩnh đối diện với sự thật để vượt qua nỗi đau này.
  • C. Im lặng nhìn Linh khóc, vì không biết làm thế nào.
  • D. Nói với cô giáo để cô giúp Linh yêu đời trở lại.

Câu 7: Những hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ràng trong Bộ luật nào?

  • A. Hiến pháp.
  • B. Bộ luật dân sự.
  • C. Bộ luật hình sự.
  • D. Bộ luật tố tụng hình sự.Câu 8: 

Câu 8: Trong lớp học, Linh được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng Linh cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn. Theo em, Linh là người như thế nào?

  • A. Linh là người mạnh mẽ, quyết liệt.
  • B. Linh là người chưa được tự tin, chưa linh hoạt.
  • C. Linh là người có ý chí phấn đấu, có chí tiến thủ.
  • D. Linh là người chăm chỉ, cần cù.

Câu 9: Ý nào dưới đây là cách tiêu dùng thông minh?

  • A. Chỉ thích thanh toán bằng tiền mặt.
  • B. Luôn chọn hàng hóa có giá rẻ để mua.
  • C. Yên tâm về những thông tin sản phẩm trên mạng xã hội.
  • D. Không chi tiêu tùy tiện.

Câu 10: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc nào sau đây?

  • A. Chi trả lương cho công chức.
  • B. Tích luỹ cá nhân.
  • C. Làm đường xá, cầu cống.
  • D. Xây dựng trường học công.

Câu 11: Đâu không phải là việc cần làm trong bước xác định mục tiêu công việc?

  • A. Xác định các công việc cần hoàn thành.
  • B. Xác định thời hạn của mỗi công việc.
  • C. Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng.
  • D. Xác định công việc theo thứ tự ưu tiên

Câu 12: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

  • A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
  • B. Sản xuất hàng gia dụng.
  • C. Mở dịch vụ vận tải.
  • D. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 13: Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự?

  • A. Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng.
  • B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.
  • C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ.
  • D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông.

Câu 14: Bạn H 16 tuổi, điều khiển xe mô tô vào đường cấm. Bạn H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  • A. Hành chính.
  • B. Kỉ luật.
  • C. Dân sự.
  • D. Hình sự.

Câu 15: Trường hợp nào dưới đây biết cách quản lí thời gian hợp lí?

  • A. Bạn A thường xuyên không làm bài tập về nhà vì mải chơi trò chơi điện tử.
  • B. Bạn B luôn tự giác làm bài tập ở nhà xong mới xem phim để giải trí.
  • C. Bạn T lo lắng vì phải ôn thi và có nhiều bài tập ở trường.
  • D. Bạn L vừa học bài vừa lướt mạng xã hội để giải trí.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây không vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh?

  • A. Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép.
  • B. Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm.
  • C. Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.
  • D. Kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

Câu 17: Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc. Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?

  • A. Khuyên Hoàng gác công việc lại và đặt vé bay về với mẹ.
  • B. Để Hoàng tự sắp xếp và giải quyết vì Hoàng đã lớn.
  • C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.
  • D. Ủng hộ cho Hoàng về quê thăm mẹ, công việc giao lại cho mình.

Câu 18: Làm thế nào để giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân?

  • A. Đặt ra giới hạn thời gian làm việc cho bản thân.
  • B. Ưu tiên công việc trước hết.
  • C. Cái gì cần giải quyết trước thì thực hiện trước.
  • D. Đời sống cá nhân là cửa sổ tâm hồn, cần chú trọng nhiều hơn.

Câu 19: Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:

  • A. Trách nhiệm hành chính.
  • B. Trách nhiệm hình sự.
  • C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
  • D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác