Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 chân trời sáng tạo cuối học kì 2 ( Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu được coi là mục tiêu cá nhân trong các câu dưới đây?
- A. Bài kiểm tra của Lan có số điểm cao nhất lớp
B. Kiên muốn giành được được giải nhất trong lần thi học sinh giỏi toán năm nay
- C. Cây hoa hồng của My trồng sai trĩu những bông hoa
- D. Chiếc áo đồng phục của Mạnh đã không còn mặc vừa nữa
Câu 2: Việc xác định mục tiêu giúp mỗi người như thế nào?
- A. Có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
- B. Có định hướng, động lực, trách nhiệm
C. Xác định mục tiêu giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; từ đó, giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.
- D. Giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập
Câu 3: SMART có thể đóng vai trò như thế nào?
A. Quan trọng và đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
- B. Quan trọng và nhưng chưa đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
- C. Quan trọng khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
- D. Đem lại lợi ích trong thiết lập mục tiêu.
Câu 4: “Tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt” thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?
- A. Học tập và nghề nghiệp
B. Tài chính cá nhân
- C. Sức khỏe
- D. Trao tặng và cống hiến xã hội
Câu 5: Mục tiêu là những bước cần thiết để .....
A. Đạt được mục đích.
- B. Chúng ta phát triển
- C. Cân bằng cuộc sống
- D. Hoàn thiện bản thân
Câu 6: Theo em, mục tiêu cá nhân là gì?
- A. Là những gì mà chúng ta đạt được sau một khoảng thời gian làm việc vất vả
B. Là những điều mà chúng ta muốn đạt được cho mình trong cuộc sống
- C. Là các trở ngại chúng ta gặp trong thời gian chúng ta làm một công việc nào đó
- D. Là các bảng liệt kê các công việc chúng ta đã hoàn thành
Câu 7: Hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa những thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?
- A. Bạo lực thể chất.
- B. Bạo lực tinh thầ
- C. Bạo lực kinh tế
D. Bạo lực tình dục
Câu 8: Do ghen tuông vô cớ, anh A thường mắng nhiếc, lăng mạ vợ; thậm chí, anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ.
Câu hỏi: Theo em, trong tình huống trên, anh A đã có hành vi bạo lực gia đình trên phương diện nào?
- A. Bạo lực thể chất
- B. Bạo lực kinh tế
C. Bạo lực tinh thần
- D. Bạo lực tình dục
Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?
- A. Vợ chồng cãi vã, xô xát không phải là bạo lực gia đình
- B. Bố mẹ có quyền đánh, mắng con khi con không vâng lời
- C. Người chồng có quyền kiểm soát kinh tế trong gia đình
D. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
Câu 10: Theo em, trách nhiệm của học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại là gì?
- A. Học sinh còn ít tuổi nên việc phòng chống các thứ nguy hiểm như vậy không phải trách nhiệm của học sinh
- B. Trách nhiệm của học sinh là học tập thật tốt chứ không cần thiết phải hưởng ứng thêm bất cứ một trách nhiệm nào khác
C. Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại; tuyên truyền mọi người thực hiện tốt các quy định do pháp luật đề ra; không nghe lời xúi giục của người khác để thực hiện các hành vi trái với pháp luật
- D. Học sinh đủ 18 tuổi mới có trách nhiệm trong việc phòng chống các vũ khí nguy hiểm
Câu 11: Khi phát hiện ra các vũ khí gây cháy, nổ em cần làm gì?
- A. Tự mình đào vũ khí đó lên quan sát
B. Báo cho các cơ quan chức năng để có phương án rà phá chuẩn mực
- C. Hoảng sợ và không nói cho ai về vấn đề này hết
- D. Gọi cho bạn bè ra xem
Câu 12: Em tán thành với hành động nào sau đây?
- A. Khi phát hiện ra vật thể lạ tại con mương đầu xóm, Hà đã cùng các bạn đến xem thực hư ra sao
- B. Sắp đến Tết, Ông M có nhập lậu được một lô pháo về bán trong xóm để kiếm thêm thu nhập
C. Nhà trồng rau bán, Bà T có sử dụng thuốc để giúp cây không bị sâu bệnh hại, nhưng bà thường ngưng thuốc một khoảng thời gian rồi mới cắt đem bán
- D. Bạn P mỗi khi học xong thường bỏ lại đèn học còn sáng và đi ngủ luôn
Câu 13: Hành động nào sau đây là đúng?
A. Tuyên truyền cho mọi người về các quy định mà pháp luật đã quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại
- B. Bác N thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây, để giúp cây không còn sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng
- C. Khi đi ngoài đường Lan nhìn thấy một vật thể lạ nhìn như một quả mìn, Lan tò mò nên lại gần xem đó là gì
- D. Bà Mai thường xuyên để bếp sưởi đang hoạt động gần màn ngủ cho ấm
Câu 14: Em sẽ ứng xử thế nào khi có người rủ em góp tiền cùng mua pháo chơi trong dịp nghỉ lễ Tết cổ truyền?
- A. Vì là ngày nghỉ lễ nên có thể ưu tiên cho các trò chơi, nên có thể góp tiền mua pháo cùng mọi người
B. Không góp tiền mua pháo cùng mọi người và khuyên các bạn không nên mua pháo, đốt pháo vì có thể gây ra các vụ cháy nổ
- C. Không góp tiền mua cùng mọi người vì pháo rất đắt
- D. Vì pháo rất đắt nên em sẽ xin tiền bố mẹ để mua
Câu 15: Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?
- A. Về tính mạng
- B. Về tài sản
C. Thiệt hại về tải sản; sức khỏe, tính mạng con người
- D. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người
Câu 16: Ông P là chủ của một cửa hàng chuyên cung ứng vật liệu lao động. Ông P tuyển rất nhiều nhân viên trẻ tuổi hầu hết ở lứa tuổi đủ 15 đến 18 tuổi. Nhân viên chủ yếu làm các công việc chân tay nặng nhọc. Gần đây do có nhiều đơn hàng, ông P thường bắt các nhân viên phải tăng ca làm việc, thậm chí là các nhân viên có tuổi đời còn rất nhỏ phải làm 8 tiếng một ngày. Việc làm của ông P có vi phạm pháp luật không nếu có ông P sẽ phải thay đổi cách giao việc làm của mình như thế nào cho đúng?
- A. Việc làm của ông P không vi phạm pháp luật, vì đã là nhân viên tại cửa hàng là đang chịu sự quản lí, kiểm soát của ông P nên ông có thể giao bất cứ việc gì cho nhân viên của mình
- B. Làm việc tại các cơ sở có chủ quản lí thì các em phải làm theo các điều mà chủ đã giao phó không được phép phàn nàn
C. Ông P đã vi phạm pháp luật về việc sử dụng lao động chưa thành niên làm các công việc nặng nhọc và ép buộc nhân viên chưa đủ tuổi thành niên làm quá giờ cho phép theo quy định của nhà nước
- D. Ông P đã làm đúng chức trách của mình với vai trò là một người chủ doanh nghiệp, ông đã điều phối việc làm phù hợp cho tất cả các nhân viên nhằm đáp ứng được tình hình công việc đang rất nhiều tại cửa hàng
Câu 17: Thời gian lao động được quy định cho người lao động chưa thành niên là bao nhiêu giờ?
- A. Người chưa đủ 15 tuổi được làm việc 8 tiếng một ngày
B. Người chưa đủ 15 tuổi không được làm quá 4 tiếng trong một ngày
- C. Người đủ 18 tuổi không được làm thêm giờ
- D. Người dưới 18 tuổi không được phép là quá 4 tiếng một ngày
Câu 18: P năm nay 15 tuổi nhưng do nhà hoàn cảnh khó khăn nên em có xin vào một xưởng làm đồ thủ công mĩ nghệ để làm thêm, vừa kiếm thêm thu nhập vừa có thể rèn luyện được tay nghề. Chủ xưởng thường xuyên yêu cầu P làm các công việc như cắt, dập sợi mây bằng máy dập. Theo em, hành động của chủ xưởng đó đã thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động chưa thành niên của nhà nước hay chưa?
- A. Vì P làm ở xưởng nên việc gì được giao P đều phải hoàn thành, không được quyền lựa chọn việc làm khi tham gia lao động
B. Chủ xưởng của P chưa thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động vị thành niên, với lao động đủ 15 tuổi không nên được đảm nhận các vị trí công việc được thực hiện với máy móc nguy hiểm
- C. Chủ xưởng của P đã làm đúng chức trách phân công nhiệm vụ cho P làm
- D. Thực hiện các nhiệm vụ được giao là trách nhiệm của P khi làm việc
Câu 19: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm việc trong các môi trường nào sau đây?
A. Làm việc trong mỏ than
- B. Làm việc tại trung tâm dạy kèm
- C. Làm các công việc phù hợp với thời gian học tập của bản thân tại trường học
- D. Làm việc tại nơi có khả năng phát triển trí lực, trí tuệ, nhân cách của người chưa thành niên
Câu 20: Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước. Theo em, chị A nên làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về bản thân mình?
- A. Vì con của chị chưa lớn nên chưa cần thiết phải tính toán đến hợp đồng lao động với công ty
- B. Chị H có thể tới công ty đòi lại quyền lợi cho bản thân
C. Chị H có thể căn cứ vào điều lệ đã kí trong hợp đồng với công ty và các điều luật bảo vệ quyền lợi của người lao động để đòi lại quyền lợi thuộc về bản thân mình
- D. Thực hiện trình báo cho cơ quan công an về tình hình của bản thân
Bình luận