Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

  • A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
  • B. Anh Q hào hứng đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
  • C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
  • D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

Câu 2: Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người

  • A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  • B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  • C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
  • D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 3: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  • B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên.
  • C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá.
  • D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.

Câu 4: Không phân quyền trong công việc được hiểu như thế nào?

  • A. Làm thay công việc của nhân viên
  • B. Giao việc nhưng không giao quyền
  • C. Ôm đồm công việc
  • D. Ôm đồm công việc, Giao việc nhưng không giao quyền, Làm thay công việc của nhân viên

Câu 5: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp dân tộc?

  • A. Làm đồ thủ công mỹ nghệ.
  • B. Keo kiệt, bủn xỉn.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Yêu nước.

Câu 6: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp quê hương?

  • A. Thúc ép con gái phải lấy chồng từ khi 13 tuổi.
  • B. Keo kiệt, bủn xỉn.
  • C. Buôn bán ma túy.
  • D. Yêu nước.

Câu 7: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

  • A. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
  • B. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ.
  • C. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.
  • D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

Câu 8: Một trong những loại gia vị đặc trưng trong món thịt của người Tây Bắc là gì?

  • A. Muối.
  • B. Mắc khén.
  • C. Hành lá.
  • D. Mùi tàu.

Câu 9: Tượng nữ thần tự do là một trong những biểu tượng của nước nào?

  • A. Mỹ.
  • B. Nhật.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Pháp.

Câu 10:  Điền từ còn thiếu vào chỗ trống, “Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về……, truyền thống, ………, tập quán, ngôn ngữ. Đó là những …….. của nhân loại cần được tôn trọng và kế thừa”?

  • A. Tình cảm/ giọng nói/ tình cảm
  • B. Tính cách/ tập quán/ tài sản
  • C. Tính cách/ phong tục/ vốn quý
  • D. Tình cảm/ tập quán/ vốn quý

Câu 11: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

  • A. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập.
  • B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.
  • C. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập.
  • D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài.

Câu 12: Pizza, hoa loa kèn, tháp nghiêng, họa sĩ Leonardo Da Vinci là những biểu trưng của quốc gia nào?

  • A. Hàn Quốc.
  • B. Phần Lan.
  • C. Italia.
  • D. Nhật bản.

Câu 13: Màu da đặc trưng của người Việt Nam là màu gì?

  • A. Da vàng.
  • B. Da trắng.
  • C. Da đen.
  • D. Da nâu.

Câu 14:  Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Hàn Quốc.
  • C. Nhật Bản.
  • D. Thái Lan.

Câu 15: Ý nào sau đây đúng?

  • A. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy.
  • B. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc.
  • C. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế.
  • D. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng.

Câu 16: Để có tính tự giác và sáng tạo học sinh cần rèn luyện điều gì?

  • A. Không cần rèn luyện tính tự giác, sáng tạo.
  • B. Cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác, sáng tạo trong học tập.
  • C. Chỉ cần rèn luyện tính tự giác.
  • D. Chỉ cần rèn luyện tính sáng tạo.

Câu 17: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

  • A. 52
  • B. 52
  • C. 53
  • D. 54

Câu 18: Biểu hiện của lao động sáng tạo là

  • A. Tự giác học bài và làm bài.
  • B. Cải tiến phương pháp học tập.
  • C. Thực hiện đúng nội quy của trường lớp.
  • D. Đi học và về đúng giờ quy định.

Câu 19: Để hình thành thói quen lao động tự giác, sáng tạo, chúng ta cần tránh biểu hiện nào sau đây?

  • A. Vận dụng kiến thức một cách cứng nhắc, máy móc.
  • B. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
  • C. Cần nhìn nhận, phân tích một vấn đề, tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.
  • D. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

Câu 20: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự giác trong lao động, học tập?

  • A. Chơi game trong giờ làm việc.
  • B. Không làm bài tập về nhà.
  • C. Chủ động thực hiện nhiệm vụ khi đến phiên mình trực nhật.
  • D. Làm qua quýt cho xong để không bị phê bình, khiển trách.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác