Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

  • A. Hiếu thảo.
  • B. Hiếu học.
  • C. Cần cù.
  • D. Trung thực.

Câu 2: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Lao động cần cù.
  • C. Hiếu thảo.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 3: Ông K muốn truyền lại bí quyết làm bánh tráng ngon cho anh T là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển, tuy nhiên bố mẹ của anh T lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh T thể hiện

  • A. Có ý thức phát huy nghề truyền thống.
  • B. Không có ý thức phát huy nghề truyền thống.
  • C. Lối sống theo hướng hiện đại.
  • D. Tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 4: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

  • A. Tương thân, tương ái
  • B. Đoàn kết, dũng cảm
  • C. Cần cù lao động
  • D. Yêu nước chống ngoại xâm

Câu 5: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

  • A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
  • B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
  • C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
  • D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.

Câu 6: Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm?

 Mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới đều có những đặc điểm khác biệt, được thể hiện ở điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, phương thức sinh hoạt, chủng tộc, sắc tộc, văn hóa,... Điều đó đã tạo nên sự ....

  • A. Đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  • B. Đa dạng của các dân tộc. 
  • C. Nền văn hóa trên thế giới. 
  • D. Phân biệt dân tộc.

Câu 7: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở

  • A. Hình dáng bên ngoài.
  • B. Hình dáng bên ngoài, địa vị.
  • C. Địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị.
  • D. Hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị.

Câu 8: Những nét riêng có thể kể đến của các dân tộc là?

  • A. Ngôn ngữ, trang phục, tập quán.
  • B. Cách tìm kiếm một địa chỉ.
  • C. Phong thái khi trò chuyện.
  • D. Ngôn ngữ.

Câu 9: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

  • A. 52.
  • B. 52.
  • C. 53.
  • D. 54.

Câu 10: Món ăn đặc trưng trong mỗi dịp Tết của người Việt là gì?

  • A. Bánh dày.
  • B. Bánh bao.
  • C. Bánh chưng.
  • D. Bánh bột lọc.

Câu 11: Đâu không phải là câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

  • A. Hữu chí cánh thành.
  • B. Có chí làm quan, có có gan làm giàu.​
  • C. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.​
  • D. Dù ai nói ngã nói nghiên, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Câu 12: Sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện ở:

  • A.  Luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới, chế tạo máy bay, vũ khí quân giới.
  • B. Chỉ cải tiến khi thực sự cần thiết.
  • C. Học hỏi kinh nghiệm từ mọi người nhưng không cần áp dụng.
  • D. Không cần cải tiến vì đó không phải nhiệm vụ của mình.

Câu 13: Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì?    

  • A. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn.
  • B. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh.
  • C. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của.
  • D. Để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được.

Câu 14: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  • B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  • C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  • D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 15: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

  • A. Tích cực học tập không kể ngày đêm.
  • B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó.
  • C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập.
  • D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài.

Câu 16: Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?

  • A. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp.
  • B. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp.
  • C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải.
  • D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.

Câu 17: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

  • A. Vì Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.
  • B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái.
  • C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn.
  • D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm.

Câu 18: Trong một lần tranh luận cùng các bạn trong lớp, em chắc chắn là mình đúng nhưng các bạn vẫn một mực cho rằng mình sai. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Vì tất cả các bạn đều khẳng định là mình sai nên không cần phản bác gì thêm.
  • B. Chỉ cần mình biết mình đúng là đủ, không cần thiết phải đi thanh minh với người khác.
  • C. Nổi giận với các bạn vì một mực khẳng định sai lệch cho mình.
  • D. Nói ra lí lẽ của bản thân, đưa ra dẫn chứng chứng minh là mình đúng.

Câu 19: Một bạn trong lớp cho rằng “những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”. Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?

  • A. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học.
  • B. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta.
  • C. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiếm diện.
  • D. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành.

Câu 20: Trong khi xem các video giải trí, em vô tình xem được một video tuyên truyền sai sự thật từ một tài khoản của người quen đăng tải, em sẽ làm gì?

  • A. Bảo mọi người không nên xem video từ tài khoản đó.
  • B. Yêu cầu người thân xóa video đã đăng tải.
  • C. Nhắn tin, nói rõ về việc video sai sự thật và yêu cầu người đăng cần gỡ bỏ.video đó tránh làm nhiều người tiếp cận được các thông tin sai lệch.
  • D. Mặc kệ vì thông tin sai sự thật đó không liên quan tới mình.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác