Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

  • A. Nhân ái.
  • B. Thích phô trương, hình thức.
  • C. Hiếu học.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 2: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

  • A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
  • B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
  • C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
  • D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 4: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Hà Nội.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Hải Dương.

Câu 5: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Yêu nước chống ngoại xâm.
  • C. Hiếu thảo.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 6: Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ P lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M với mục đích nhờ anh M xin bố mình là ông Q cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

  • A. Anh P.
  • B. Ông S và bà K.
  • C. Anh M và ông Q.
  • D. Anh M

Câu 7: Em không đồng ý với nhận định nào dưới đây?

  • A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • B. Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá.

Câu 8: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?

  • A. Giáo dục và đào tạo.
  • B. Kinh tế - xã hội.
  • C. Quốc phòng - An ninh.
  • D. Khoa học - Kĩ thuật.

Câu 9: Theo em, hành động ăn và tìm hiểu về cách làm một món bánh có nguồn gốc từ nước ngoài thể hiện sự tôn trọng về mặt nào?

  • A. Ẩm thực.
  • B. Bản sắc văn hóa.
  • C. Tính cách.
  • D. Ngôn ngữ.

Câu 10: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì?

  • A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới
  • B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật
  • C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước
  • D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia

Câu 11: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

  • A. 52
  • B. 52
  • C. 53
  • D. 54

Câu 12: Vì sao các quốc gia lại muốn giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa của quốc gia mình đến các bạn bè thế giới?

  • A. Vì đó được coi như là một cách quảng bá hình ảnh của đất nước tới bạn bè quốc tế, giúp mọi người hiểu được về văn hóa của đất nước họ
  • B. Thu hút du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại quốc gia của mình
  • C. Nhằm thu hút các nguồn lợi đầu tư vào quốc gia một cách nhanh chóng hơn
  • D. Giúp mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn về nền văn hóa của quốc gia

Câu 13:  Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Giá cả tăng.
  • B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng.
  • C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng.
  • D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn.

Câu 14: Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả.
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới.
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra.
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động.

Câu 15: Theo em, sự cần cù, sáng tạo có phải ngẫu nhiên mà chúng ta có được không?

  • A. Cần cù và sáng tạo là phẩm chất gắn với chúng ta từ khi mới sinh ra
  • B. Ai cũng có thể được công nhận là người cần cù và sáng tạo trong lao động
  • C. Mỗi chúng ta đều có thể được công nhận là người cần cù sáng tạo trong lao động nếu chúng ta luôn không ngừng học tập, rèn luyện, tìm tòi ra các sáng kiến hay, ý tưởng hữu dụng
  • D. Sự cần cù và sáng tạo chỉ đến với những người thật sự có tiềm năng không phải ai cũng có tố chất để sáng tạo

Câu 16: Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

  • A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển
  • B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào
  • C. Không có ứng dụng nào ra đời
  • D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

Câu 17: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

  • A. Tích cực học tập không kể ngày đêm
  • B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó
  • C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập
  • D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài

Câu 18: Đâu là cơ quan công quyền giúp công dân thực thi bảo vệ lẽ phải?

  • A. Toàn án nhân dân
  • B. Uỷ ban nhân dân
  • C. Quốc hội
  • D. Hội đồng nhân dân các cấp

Câu 19: Điền vào chỗ trống “Bảo vệ lẽ phải là ………. quan trọng góp phần xây dựng cuộc sống ………., lành mạnh, giúp xã hội ổn định và phát triển”?

  • A. Cơ sở/ tốt đẹp
  • B. Cơ sở/ an toàn
  • C. Nguyên lí/ lành mạnh
  • D. Ý tưởng/ tốt đẹp

Câu 20: Đâu không phải là câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

  • A. Hữu chí cánh thành
  • B. Có chí làm quan, có có gan làm giàu.​
  • C. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.​
  • D. Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác