Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 cánh diều cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho

  • A. Tinh thần yêu nước.
  • B. Lòng yêu thương con người.
  • C. Lòng hào sảng, trượng nghĩa.
  • D. Tinh thần nhân đạo.

Câu 2: Nhân vật nào dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?

  • A. Bạn T xấu hổ về nghề thủ công mây tre đan của địa phương.
  • B. Trong lễ hội đầu xuân, bạn H chèo kéo khách du lịch mua hàng.
  • C. Bạn P yêu thích và hăng hái tham gia câu lạc bộ hát Xoan của xã.
  • D. Chị X tuyên truyền những thông tin sai lệch về văn hóa quê hương.

Câu 3: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Truyền thống thương người.
  • B. Truyền thống nhân đạo.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống nhân ái.

Câu 4: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

  • A. Tương thân, tương ái.
  • B. Đoàn kết, dũng cảm.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Yêu nước chống ngoại xâm.

Câu 5: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Hà Nội.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Hải Dương.

Câu 6: Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm?

 Mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới đều có những đặc điểm khác biệt, được thể hiện ở điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, phương thức sinh hoạt, chủng tộc, sắc tộc, văn hóa,... Điều đó đã tạo nên sự ....

  • A. Đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  • B. Đa dạng của các dân tộ .
  • C. Nền văn hóa trên thế giới. 
  • D. Phân biệt dân tộc.

Câu 7: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở

  • A. Hình dáng bên ngoài.
  • B. Hình dáng bên ngoài, địa vị.
  • C. Địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị.
  • D. Hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị.

Câu 8: Những nét riêng có thể kể đến của các dân tộc là?

  • A. Ngôn ngữ, trang phục, tập quán.
  • B. Cách tìm kiếm một địa chỉ.
  • C. Phong thái khi trò chuyện.
  • D. Ngôn ngữ.

Câu 9: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

  • A. 52
  • B. 52
  • C. 53
  • D. 54

Câu 10: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?

  • A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
  • B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
  • C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
  • D. Việt Nam học hỏi các nước vè Kĩ thuật.

Câu 11: Đâu không phải là câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

  • A. Hữu chí cánh thành
  • B. Có chí làm quan, có có gan làm giàu.​
  • C. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.​
  • D. Dù ai nói ngã nói nghiên, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Câu 12: Sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện ở:

  • A.  Luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới, chế tạo máy bay, vũ khí quân giới
  • B. Chỉ cải tiến khi thực sự cần thiết
  • C. Học hỏi kinh nghiệm từ mọi người nhưng không cần áp dụng
  • D. Không cần cải tiến vì đó không phải nhiệm vụ của mình

Câu 13: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  • B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  • C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  • D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 14: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

  • A. Tích cực học tập không kể ngày đêm.
  • B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó.
  • C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập.
  • D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài.

Câu 15: Lẽ phải là gì?

  • A. Là những điều được coi là đúng đắn. 
  • B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội. 
  • C. Là những điều được coi là phù hợp.
  • D. Là những lợi ích chung của xã hội.

Câu 16: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

  • A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
  • B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
  • C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
  • D. Hô thật to là có trộm

Câu 17: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

  • A. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Khiêm tốn

Câu 18: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
  • B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  • C. Cùng với A đánh B cho vui.
  • D. Chạy đi chỗ khác chơi.

Câu 19: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

  • A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.
  • B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.
  • C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.
  • D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.

Câu 20: Ngày môi trường thế giới là ?

  • A. 5/6.
  • B. 5/7.
  • C. 5/8.
  • D. 5/9.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác