Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Em hãy cho biết đâu không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam?

  • A. Tôn sư trọng đạo.
  • B. Nhân nghĩa.
  • C. Truyền thống hiếu thảo.
  • D. Đốt nhiều vàng mã.

Câu 2: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Có thêm kinh nghiệm.
  • B. Có thêm tiền tiết kiệm.
  • C. Có rất nhiều bạn bè.
  • D. Không phải lo về việc làm.

Câu 3: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

  • A. Bắc bộ.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Nam Bộ.
  • D. Tây Bắc.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

  • A. Nhân ái.
  • B. Thích phô trương, hình thức.
  • C. Hiếu học.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 5: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

  • A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
  • B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
  • C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
  • D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 6: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

  • A. 52
  • B. 52
  • C. 53
  • D. 54

Câu 7: Món ăn đặc trưng trong mỗi dịp Tết của người Việt là gì?

  • A. Bánh dày.
  • B. Bánh bao.
  • C. Bánh chưng.
  • D. Bánh bột lọc.

Câu 8: Một trong nhưng loại gia vị đặc trưng trong món thịt của người Tây Bắc là gì?

  • A. Muối.
  • B. Mắc khén.
  • C. Hành lá.
  • D. Mùi tàu.

Câu 9: Tượng nữ thần tự do là một trong những biểu tượng của nước nào?

  • A. Mỹ.
  • B. Nhật.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Pháp.

Câu 10:  Điền từ còn thiếu vào chỗ trống, “Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về……, truyền thống, ………, tập quán, ngôn ngữ. Đó là những …….. của nhân loại cần được tôn trọng và kế thừa”?

  • A. Tình cảm/ giọng nói/ tình cảm
  • B. Tính cách/ tập quán/ tài sản
  • C. Tính cách/ phong tục/ vốn quý
  • D. Tình cảm/ tập quán/ vốn quý

Câu 11: Sự cần cù và sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

  • A. Giúp chúng ta tạo ra được nhiều giá trị cho cuộc sống.
  • B. Giúp chúng ta được mọi người yêu quý và trân trọng hơn.
  • C. Là những phẩm chất cần thiết giúp chúng ta nâng cao được vốn hiểu biết, tiết kiệm thời gian lao động, tạo ra được các giá trị cho bản thân và xã hội.
  • D. Giúp chúng ta tự tin hơn trong tương lai. 

Câu 12:  Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Giá cả tăng.
  • B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng.
  • C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng.
  • D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn.

Câu 13: Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả.
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới.
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra.
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

Câu 14: Theo em, sự cần cù, sáng tạo có phải ngẫu nhiên mà chúng ta có được không?

  • A. Cần cù và sáng tạo là phẩm chất gắn với chúng ta từ khi mới sinh ra
  • B. Ai cũng có thể được công nhận là người cần cù và sáng tạo trong lao động
  • C. Mỗi chúng ta đều có thể được công nhận là người cần cù sáng tạo trong lao động nếu chúng ta luôn không ngừng học tập, rèn luyện, tìm tòi ra các sáng kiến hay, ý tưởng hữu dụng
  • D. Sự cần cù và sáng tạo chỉ đến với những người thật sự có tiềm năng không phải ai cũng có tố chất để sáng tạo

Câu 15: Trong một lần tranh luận cùng các bạn trong lớp, em chắc chắn là mình đúng nhưng các bạn vẫn một mực cho rằng mình sai. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Vì tất cả các bạn đều khẳng định là mình sai nên không cần phản bác gì thêm
  • B. Chỉ cần mình biết mình đúng là đủ, không cần thiết phải đi thanh minh với người khác
  • C. Nổi giận với các bạn vì một mực khẳng định sai lệch cho mình
  • D. Nói ra lí lẽ của bản thân, đưa ra dẫn chứng chứng minh là mình đúng

Câu 16: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải? 

  • A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
  • B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
  • C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
  • D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.

Câu 17: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?

  • A. Khiêm tốn.
  • B. Lẽ phải.
  • C. Công bằng.
  • D. Trung thực

Câu 18: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

  • A. Không tôn trọng lẽ phải.
  • B. Tôn trọng lẽ phải.
  • C. Sống thực dụng.
  • D. Sống vô cảm.

Câu 19: Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng.
  • B. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên.
  • C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất.

Câu 20: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào?

  • A. Tháng 8 – 1991.
  • B. Tháng 1 – 1994.
  • C. Tháng 12 – 2003.
  • D. Tháng 4 – 2007.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác