Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

  • A. Hiếu thảo.
  • B. Hiếu học.
  • C. Cần cù.
  • D. Trung thực.

Câu 2: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Lao động cần cù.
  • C. Hiếu thảo.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 3: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

  • A. Tương thân, tương ái.
  • B. Đoàn kết, dũng cảm.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Yêu nước chống ngoại xâm.

Câu 4: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

  • A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
  • B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
  • C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
  • D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.

Câu 5: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

  • A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
  • B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
  • C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
  • D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

Câu 6: Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?

  • A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.
  • B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.
  • C. Các bạn trẻ sống vô tâm.
  • D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.

Câu 7: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?

  • A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
  • B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
  • C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
  • D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.

Câu 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?

  • A. Điều kiện.
  • B. Tiền đề.
  • C. Động lực.
  • D. Đòn bẩy.

Câu 9: Theo em, hành động ăn và tìm hiểu về cách làm một món bánh có nguồn gốc từ nước ngoài thể hiện sự tôn trọng về mặt nào?

  • A. Ẩm thực.
  • B. Bản sắc văn hóa.
  • C. Tính cách.
  • D. Ngôn ngữ.

Câu 10: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì?

  • A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới
  • B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật
  • C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước
  • D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia

Câu 11: Sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện ở:

  • A.  Luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới, chế tạo máy bay, vũ khí quân giới.
  • B. Chỉ cải tiến khi thực sự cần thiết.
  • C. Học hỏi kinh nghiệm từ mọi người nhưng không cần áp dụng.
  • D. Không cần cải tiến vì đó không phải nhiệm vụ của mình.

Câu 12: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  • B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  • C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  • D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 13: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

  • A. Tích cực học tập không kể ngày đêm.
  • B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó.
  • C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập.
  • D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài.

Câu 14: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Giá cả tăng.
  • B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng.
  • C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng.
  • D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn.

Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Để bảo vệ lẽ phải cần phải tôn trọng sự thật.
  • B. Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi.
  • C. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng.
  • C. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được.

Câu 16: Câu ca dao sau nói về điều gì “Của phi nghĩa có giàu đâu / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền”?

  • A. Tương thân tương ái.
  • B. Tôn sư trọng đạo.
  • C. Đạo lí nhân nghĩa.
  • D. Tôn trọng lẽ phải.

Câu 17: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập là gì?

  • A. Nghiêm túc trong kì thi, không gian lận, đạo văn, mở tài liệu trong phòng thi.
  • B. Giúp đỡ bạn khác sao chép tài liệu của bài tiểu luận cuối kì.
  • C. Mặc kệ các việc làm sai trái của các bạn bè trong lớp khi mình được chứng kiến.
  • D. Tỏ thái độ gay gắt với bạn bè, thầy cô.

Câu 18: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?

  • A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
  • B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
  • C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng và chất lượng.
  • D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút mạnh.

Câu 19: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào?

  • A. Tháng 8 - 1991
  • B. Tháng 1 - 1994
  • C. Tháng 12 - 2003
  • D. Tháng 4 – 2007

Câu 20: Đâu là khái niệm chỉ tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Là những điều mà con người tạo ra phục vụ cho đời sống.
  • B. Là những vật chất được xây dựng theo các thời kì phát triển của xã hội.
  • C. Những của cải có sẵn trong tự nhân mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho nhu cần sống của con người.
  • D. Những điều không thể thay thế được trong tự nhiên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác