Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua việc làm nào dưới đây?

  • A. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc.
  • B. Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, giá trị văn hoá của dân tộc.
  • C. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.
  • D. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc.

Câu 2: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi bàn về truyền thống dân tộc?

  • A. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế.
  • B. Truyền thống dân tộc không đem lại giá trị đối với sự phát triển của mỗi người.
  • C. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, truyền thống dân tộc không còn quan trọng.
  • D. Giữ gìn truyền thống dân tộc là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa.

Câu 3: Hành vi của nhân vật nào dưới đây đã  thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

  • A. Anh T tìm cách trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Bạn M giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca trù.
  • C. Ông V lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa.
  • D. Chị A xấu hổ về trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Câu 4: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Nhà trường tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam”, bạn T cùng nhóm bạn rất hăng hái sưu tầm tài liệu, hình ảnh để chuẩn bị bài dự thi. Nếu nhận được lời mời cùng tham gia vào nhóm tìm hiểu của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.
  • B. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.
  • C. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.
  • D. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.

Câu 5: Tự hào về truyền thống dân tộc được hiểu là sự

  • A. trân trọng và phát huy những giá trị vật chất tốt đẹp của quốc gia, dân tộc.
  • B. hãnh diện, gCìn giữ và phát huy các giá trị tinh thần của quốc gia, dân tộc.
  • C. trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.
  • D. hiểu biết, hãnh diện về những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Câu 6: Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

Tình huống: Anh V sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hiện nay, anh đang du học ở Mỹ. Trong dịp nghỉ hè, anh mời một số người bạn Mỹ về nhà mình chơi. Khi về tới Việt Nam, Anh V hào hứng dẫn các bạn đi thăm quan một số danh lam thắng cảnh ở Hà Nội và giới thiệu các món ăn “đặc sản” của Việt Nam, như: Phở, nem rán,…. Thấy vậy, bạn T (em trai anh V) góp ý nhỏ với anh rằng: “Anh kì ghê, phở với nem đều là những món ăn tầm thường, anh giới thiệu với các bạn làm gì cho xấu hổ”.

  • A. Bạn T.
  • B. Anh V.
  • C. Bạn T và anh V.
  • D. Không có nhân vật nào.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

  • A. Sáng tác thơ, ca nhạc,…để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.
  • B. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng.
  • C. Tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc.
  • D. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 8: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã A tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”, bạn S không muốn tham gia vì cho rằng học sinh chỉ nên tập trung cho việc học tập. Nếu là bạn cùng lớp với S, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Đồng tình với bạn S vì ý kiến này rất hợp lí.
  • B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • C. Khuyên bạn S nên tích cực hưởng ứng cuộc thi.
  • D. Chê bai S vì S thiếu ý thức giữ gìn truyền thống.

Câu 9: Sam-pót là trang phục truyền thống của cư dân ở quốc gia nào?

  • A. Việt Nam.
  • B. Cam-pu-chia.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Ấn Độ.

Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm dưới đây: “…… là sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá và nhiều cách biểu đạt văn hoá khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung”.

  • A. Đa dạng dân tộc.
  • B. Đa dạng văn hóa.
  • C. Bản sắc văn hóa.
  • D. Bản sắc dân tộc.

Câu 11: Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã chưa biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Tình huống: Bạn X và T rất thích đọc sách về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Thấy vậy, bạn M cười và khuyên hai bạn X và T rằng: “Cậu nên dành thời gian để học các môn học chính khóa trên lớp. Tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc trên thế giới có giúp ích gì đâu”

  • A. Bạn T và X.
  • B. Bạn M.
  • C. Bạn T.
  • D. Bạn X.

Câu 12: Đa dạng dân tộc được hiểu là

  • A. sự tương đồng về sắc tộc và văn hóa truyền thống… giữa các dân tộc.
  • B. sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá trên thế giới.
  • C. tính nhiều vẻ, biểu hiện khác nhau về sắc tộc, văn hóa,… của các dân tộc.
  • D. sự tồn tại biệt lập của các nền văn hóa, dạng thức văn hóa trên thế giới.

Câu 13: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện thông qua hành động nào sau đây?

  • A. Tôn trọng tính cách, truyền thống… của các dân tộc.
  • B. Từ chối tìm hiểu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc.
  • C. Kì thị, phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
  • D. Kì thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da màu.

Câu 14: Trang phục truyền thống của người dân Sin-ga-po được gọi là

  • A. Ba-ju Ke-ba-ya.
  • B. Ki-mô-nô.
  • C. Sam-pót.
  • D. Han-bok.

Câu 15: Tháp Eiffel là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của quốc gia nào?

  • A. Hàn Quốc.
  • B. Hoa Kỳ.
  • C. Pháp.
  • D. Đức.

Câu 16: Sự cần cù, chăm chỉ trong lao động được thể hiện thông qua hành vi nào sau đây?

  • A. Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.
  • B. Tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả.
  • C. Sửa chữa sai lầm, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân.
  • D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao hiệu quả lao động.

Câu 17: Sáng tạo trong lao động được hiểu là

  • A. kiên quyết duy trì nếp cũ, không chịu đổi mới phương thức làm việc.
  • B. sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ.
  • C. chủ động cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
  • D. sự chăm chỉ, kiên trì; thái độ tích cực, lạc quan vươn lên trong cuộc sống.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?

  • A. Suy giảm năng suất và chất lượng lao động của con người.
  • B. Nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng đất nước.
  • C. Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân.
  • D. Nhận được sự yêu quý và tôn trọng của mọi người xung quanh.

Câu 19: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự sáng tạo trong lao động?

  • A. Tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả.
  • B. Sửa chữa sai lầm, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân.
  • C. Duy trì nếp cũ, e ngại việc cải tiến phương pháp làm việc.
  • D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động.

Câu 20: Trong tình huống dưới đây, nhân vật nào chưa có ý thức sáng tạo trong lao động?

Tình huống: Anh K và chị X được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh K đưa ra nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị X không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.

  • A. Anh K.
  • B. Chị X.
  • C. Anh K và chị X.
  • D. Không có nhân vật nào.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác