Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực
- A. Chẳng ai quan tâm tới mình.
- B. Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.
- C. Bạn bè không thích chơi với mình.
D. Mình có thể sẽ có nhiều bạn bè
Câu 2: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tiêu cực
- A. Lần sau mình sẽ không mắc lỗi như vậy nữa.
- B. Mọi người quan tâm đến mình theo những cách khác nhau.
C. Bố mẹ chẳng bao giờ quan tâm tới mình cả.
- D. Mình cần tìm ra phương pháp học tập phù hợp để học tốt hơn.
Câu 3: Khi những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra ảnh hưởng nào sau đây
A. Con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần
- B. Con người rơi vào trạng thái sang chấn tâm lý, tuyệt vọng.
- C. Rèn luyện khả năng chịu đựng trước những khó khăn cuộc sống.
- D. Dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng và đưa ra những quyết định sai lầm.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây đúng
A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao là một cách để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.
- B. Khi căng thẳng, cần tự mình vượt qua, không nên tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Vì như thế sẽ bị ỉ lại.
- C. Khi ứng phó căng thẳng, sau khi đề ra các biện pháp giải quyết, cần chọn lọc giải pháp khả thi nhất, nhanh nhất.
- D. Suy nghĩ tiêu cực khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn
Câu 5: Trong số trường hợp dưới đây, trường hợp nào có biểu hiện của bạo lực học đường?
- A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game.
- B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn.
- C. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học.
D. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường
- A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
- B. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
C. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
- D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.
Câu 7: Hành vi nào sau đây được xem là bạo lực học đường?
- A. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.
B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.
- C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.
- D. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?
- A. Do thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực học đường.
- B. Do ảnh hưởng từ các video độc hại trên mạng xã hội.
- C. Do giáo dục từ phía gia đình,
D. Do bản thân người bị hại đáng bị như vậy.
Câu 9: Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến vấn đề gì
- A. Tiết kiệm.
- B. Trung thực, thẳng thắn.
- C. Cần cù, siêng năng.
D. Lãng phí, thừa thãi.
Câu 10: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền
- A. Còn người thì còn của.
- B. Của chợ trả chợ.
C. Thắt lưng buộc bụng.
- D. Của thiên trả địa.
Câu 11: Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí
A. Khi có thì chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.
- B. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
- C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
- D. Năng nhặt, chặt bị.
Câu 12: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây có liên quan đến quản lý tiền
A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- B. Miệng ăn núi lở.
- C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Câu 13: Ánh là nữ sinh lớp 7, nổi tiếng xinh đẹp. Một lần trên đường đi học về, một người đàn ông lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với Ánh và còn có ý muốn rủ Ánh đi chơi và cho Ánh thêm nhiều tiền tiêu xài. Theo em, cách ứng xử nào dưới đây là phù hợp nhất trong trường hợp của Ánh?
- A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.
- B. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.
C. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.
- D. Mắng chửi cho người đàn ông đó một trận và bỏ đi.
Câu 14: Thấy H đang lo lắng vì đã lỡ dùng hết số tiền đóng học phí để đi chơi điện tử. Bà hàng nước gần nhà đã dụ H mang một túi nhỏ đựng ma tuý đi giao hộ và hứa sẽ trả cho H một khoản tiền đủ để đóng học phí. Trong trường hợp này, nếu là H em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây
- A. Đồng ý và chỉ làm một lần duy nhất.
- B. Đồng ý và tiếp tục làm để lấy tiền đi chơi điện tử.
- C. Đồng ý và rủ thêm các bạn cùng lớp làm để tăng thêm thu nhập.
D. Từ chối và báo lại với cơ quan chức năng.
Câu 15: Giờ ra chơi, một nhóm bạn nam lớp 7D thường tụ tập chơi bài. Lúc đầu, các bạn chỉ chơi cho vui, ai thua thì bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò. Một lần, N đề nghị “Chơi thế này chán lắm, hay là chúng mình chơi ăn tiền đi cho thích". Trong trường hợp này, nếu là bạn đang chơi bài cùng N em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây
- A. Tiếp tục chơi cùng N nếu số tiền phạt là 1000 đ hoặc 2000 đ.
- B. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác chơi cùng cho vui.
- C. Tuyệt giao, không chơi với N nữa.
D. Can ngăn, nếu không được sẽ báo cho thầy cô.
Câu 16: Tổ dân phố của Q tổ chức buổi tuyên truyền về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, tích cực xoá bỏ tệ nạn xã hội. Anh trai của Q có ý không muốn tham gia, vì nghĩ rằng gia đình mình từ trước đến nay không có tệ nạn xã hội. Là bạn của Q, em có đề xuất nào cho bạn trong trường hợp này?
- A. Ở nhà và rủ anh chơi điện tử cho đỡ chán.
B. Giải thích cho anh hiểu về trách nhiệm của mọi người trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội và thuyết phục anh cùng tham gia buổi tuyên truyền.
- C. Tham gia buổi tuyên truyền một mình, kệ anh trai.
- D. Kể với mọi người xung quanh để mọi người thuyết phục anh tham gia buổi tuyên truyền.
Câu 17: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội
- A. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.
- B. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.
- C. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
D. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
Câu 18: Em không đồng tình với phát biểu nào dưới đây?
- A. Dùng thử ma tuý một lần cũng có thể gây nghiện.
- B. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa các tệ nạn xã hội.
C. Hoạt động mại dâm được sự kiểm soát của nhà nước là hợp pháp.
- D. Không nên làm bạn, giao lưu với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.
Câu 19: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây
A. Nghiên cứu khoa học.
- B. Trồng cây có chứa chất ma túy.
- C. Sản xuất, tàng trữ chất ma túy.
- D. Tổ chức sử dụng chất ma túy.
Câu 20: Em hãy nêu nội dung của khoản 1 trong Điều 4 của Luật phòng chống ma túy:
A. Phòng chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.
- B. Nhà nước có chính sách khuyến khích bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội.
- C. Nghiêm cấm trồng cây chứa chất ma túy.
- D. Cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, sản xuất, sử dụng chất ma túy.
Câu 21: Nghỉ hè, N dự định đến thăm và ở lại chơi với người bạn mới quen trên mạng. Bố mẹ không cho N đi vì không biết rõ bạn kia là ai và đi một mình rất nguy hiểm. N khó chịu và cho rằng bố mẹ không tôn trọng quyền tự do riêng tư của N. Phát biểu đúng là
- A. N có thể đi chơi mà không cần xin phép gia đình.
B. Gia đình đã đảm bảo thực hiện quyền của N.
- C. N đang bảo vệ quyền riêng tư của mình.
- D. Cả N và gia đình N đều không thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
Câu 22: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, chỉ được xây dựng dựa trên mối quan hệ huyết thống giữa các thành viên.
(2) Gia đình là nơi giáo dục con cái hình thành và phát triển nhân cách.
(3) Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi con người.
(4) Gia đình là nơi đáp ứng, thoả mãn mọi nhu cầu của con người dù đó là nhu cầu chính đáng hay không chính đáng.
(5) Gia đình là điểm tựa vững chắc để mỗi người có thể cố gắng phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống.
- A. 4.
B. 3.
- C. 6.
- D. 5.
Câu 23: Cho những hành vi sau:
(1) Quan tâm, động viên, giúp đỡ bố mẹ những công việc trong gia đình.
(2) Luôn đòi hỏi bố mẹ đáp ứng những nhu cầu cá nhân của mình để bằng bạn bằng bè.
(3) Thường xuyên giận dỗi, bực tức, cáu gắt khi bố mẹ không đáp ứng mong muốn của mình.
(4) Chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu đạt thành tích tốt để bố mẹ vui lòng.
(5) Đua đòi theo bạn, ham chơi, bỏ bê học hành.
Là một học sinh, em sẽ hành động như trường hợp số:
- A. (1), (3).
B. (1), (4).
- C. (3), (4).
- D. (1), (2), (4).
Câu 24: Đặt tên cho bức tranh dưới đây
- A. Ma túy và bạn.
- B. Thế giới tươi đẹp.
- C. Tác hại của ma túy.
D. Nói không với ma túy.
Câu 25: Tổ dân phố của Q tổ chức buổi tuyên truyền về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, tích cực xoá bỏ tệ nạn xã hội. Anh trai của Q có ý không muốn tham gia, vì nghĩ rằng gia đình mình từ trước đến nay không có tệ nạn xã hội. Trong trường hợp này, nếu là Q em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây
- A. Ở nhà và rủ anh chơi điện tử cho đỡ chán.
B. Giải thích cho anh hiểu về trách nhiệm của mọi người trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội và thuyết phục anh cùng tham gia buổi tuyên truyền.
- C. Tham gia buổi tuyên truyền một mình, kệ anh trai.
- D. Kể với mọi người xung quanh để mọi người thuyết phục anh tham gia buổi tuyên truyền.
Bình luận