Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Em nghĩ bạn H là người như thế nào?
- A. Biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
- B. May mắn và tự tin.
C. Biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
- D. Rất coi trọng thành tích.
Câu 2: Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kỳ kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. K đã rơi vào trạng thái nào sau đây
- A. Bị bạo lực học đường.
B. Tâm lí căng thẳng.
- C. Tâm lý bi quan.
- D. Bị bạo lực gia đình.
Câu 3: Đâu không phải cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?
- A. Đối mặt và suy nghĩ tích cực.
- B. Vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.
- C. Yêu thương bản thân.
D. Uống rượu bia để quên đi nỗi sầu.
Câu 4: Những cách thức nào dưới đây không giúp chúng ta ứng phó với căng thẳng tích cực trong cuộc sống?
(1) Dùng chất kích thích.
(2) Thư giãn đầu óc bằng cách đọc những cuốn sách thú vị.
(3) Mắng chửi người khác.
(4) Làm việc thật nhiều để không phải suy nghĩ đến vấn đề gây ức chế, khó chịu.
(5) Đối mặt và suy nghĩ tích cực.
(6) Âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
(7) Thường quyên tập luyện thể dục thể thao.
- A. (1), (2), (6), (7).
B. (1), (3), (4), (6).
- C. (2), (5), (7).
- D. (3), (4), (5).
Câu 5: Khi trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường, em cần làm gì?
- A. Gọi phụ huynh lên giải quyết với những bạn kia.
B. Báo cáo thầy cô giáo để kịp thời xử lý.
- C. Rủ anh, chị, bạn bè đánh nhau với mấy bạn kia.
- D. Chịu đựng hành vi bạo lực học đường của những bạn kia.
Câu 6: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây
- A. Đánh đập con cái thậm tệ.
- B. Phê bình học sinh trên lớp.
- C. Phân biệt đối xử giữa các con.
D. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
Câu 7: Đâu không phải là biểu hiện của bạo lực học đường
- A. Cô lập bạn cùng lớp.
- B. Chế giễu, bắt nạt bạn cùng lớp.
C. Chép bài tập về nhà của bạn cùng lớp
- D. Đánh đập bạn cùng lớp.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường
- A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.
B. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.
- C. Giáo viên lăng mạ học sinh trên lớp.
- D. Giáo viên dọa nạt khiến học sinh căng thẳng.
Câu 9: Chi tiêu có kế hoạch là
- A. Mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.
- B. Tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.
C. Chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.
- D. Mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.
Câu 10: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm
- A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
B. Quản lý tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
- C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.
- D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.
Câu 11: Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào
- A. Lạc hậu.
- B. Bao dung.
- C. Hà tiện.
D. Phung phí, hư hỏng.
Câu 12: Đâu là một ví dụ về lối sống tiết kiệm?
- A. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức.
B. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lý với nhu cầu bản thân.
- C. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết.
- D. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội
- A. Dùng thử ma tuý một lần cũng có thể gây nghiện.
- B. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa các tệ nạn xã hội.
C. Hoạt động mại dâm được sự kiểm soát của nhà nước là hợp pháp.
- D. Tuyệt đối không làm bạn, giao lưu với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về tệ nạn xã hội
A. Mê tín dị đoan cũng là một tệ nạn xã hội.
- B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý.
- C. Chơi bài với số tiền nhỏ hơn 1.000.000 đ có thể chấp nhận được vì nó không vi phạm pháp luật.
- D. Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử phạt vì còn quá nhỏ.
Câu 15: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây có liên quan đến tệ nạn xã hội
A. Cờ bạc là bác thằng bần.
- B. Miệng ăn núi lở.
- C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Câu 16: Những tệ nạn xã hội nào dưới đây là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS
A. Mại dâm và ma tuý.
- B. Trộm cướp và mại dâm.
- C. Cờ bạc và ma tuý.
- D. Cờ bạc và mại dâm.
Câu 17: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm
- A. Từ 1 năm đến 3 năm.
- B. Từ 3 năm đến 5 năm.
C. Từ 2 năm đến 7 năm.
- D. Từ 2 năm đến 5 năm.
Câu 18: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi
- A. mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
B. tố cáo, tố giác tội phạm.
- C. bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy.
- D. cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.
Câu 19: Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Khi ấy em sẽ có hành động như thế nào?
- A. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.
- B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi.
- C. Đồng ý vào chơi cùng bạn.
D. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.
Câu 20: Ý kiến nào dưới đây không đúng?
- A. Việc vận chuyển ma tuý là vi phạm pháp luật.
B. Sử dụng chất ma túy không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
- C. Hành vi mại dâm vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
- D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi người.
Câu 21: Hành vi nào dưới đây thể hiện con cái thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình
- A. Bắt bố mẹ đưa đi học dù trường học ở rất gần nhà.
B. Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
- C. Mua quà tặng mẹ nhân dịp 8/3 bằng cách trộm tiền của bố.
- D. Thường xuyên dùng tiền ăn sáng chơi điện tử.
Câu 22: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ?
- A. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
- C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
D. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
Câu 23: Hành vi nào dưới đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với bố mẹ, ông bà trong gia đình
- A. Xoa bóp cho bà.
B. Trốn tránh làm việc nhà.
- C. Giúp ông tỉa cây cảnh.
- D. Tặng quà cho mẹ vào ngày 8/3.
Câu 24: Bố và mẹ của Nhi bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép Nhi phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Em có suy nghĩ gì về bố mẹ của Nhi?
- A. Bố mẹ không tôn trọng Nhi.
- B. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
C. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của Nhi.
- D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.
Câu 25: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu
A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
- B. Luật Trẻ em.
- C. Luật lao động.
- D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Bình luận