Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, đầu tiên chúng ta cần
- A. Đối diện với vấn đề khiến bản thân thấy căng thẳng.
- B. Đề ra các biện pháp giải quyết dự kiến.
- C. Tạo cho bản thân một suy nghĩ tích cực.
D. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.
Câu 2: Đâu là khái niệm đúng về ứng phó với tâm lý căng thẳng?
- A. Cách con người né tránh và trốn khỏi những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách nhanh nhất.
B. Cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.
- C. Cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách nhanh nhất.
- D. Cách con người đối diện hoặc né tránh những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách nhanh nhất.
Câu 3: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực
- A. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
B. Mình sẽ giải quyết được vấn đề nếu cố gắng!
- C. Mình làm gì cũng thất bại!
- D. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!
Câu 4: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ ly hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Bạn A trong tình huống nêu trên chưa biết cách:
- A. Sống tự lập.
- B. Ứng phó với bạo lực gia đình.
- C. Ứng phó với bạo lực học đường.
D. Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Câu 5: Hành vi nào dưới đây không đem lại ảnh hưởng tốt đến nạn nhân bị bạo lực học đường?
- A. Nhanh chóng rời khỏi vị trí.
- B. Tìm cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
- C. Kịp thời nhờ sự giúp đỡ của người khác.
D. Đánh lại những người đã bạo hành mình.
Câu 6: Trước khi xảy ra các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây
- A. Giữ kín mọi chuyện, không chia sẻ cùng ai.
B. Cố gắng giải quyết mâu thuẫn.
- C. Tìm cách nói xấu những bạn kia với giáo viên.
- D. Mặc kệ, không làm gì cả.
Câu 7: Chọn đáp án đúng để hoàn thiện phát biểu sau: “Học sinh có hành vi (1)……… phải (2)…….. về mọi hậu quả mà mình gây ra theo (3)…………”
- A. (1) bạo lực học đường; (2) đền bù; (3) yêu cầu của nạn nhân.
B. (1) bạo lực học đường; (2) chịu trách nhiệm; (3) quy định của pháp luật.
- C. (1) bạo lực học đường; (2) xin lỗi; (3) quy định của nhà trường.
- D. (1) bạo lực học đường; (2) chịu đựng; (3) yêu cầu của nạn nhân và gia đình nạn nhân.
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là (1)……. của học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Khi (2)……... hành vi bạo lực học đường, cần kịp thời (3)………. nạn nhân trong khả năng phù hợp hoặc thông báo cho những người liên quan để can thiệp giải quyết”
A. (1) trách nhiệm; (2) chứng kiến; (3) hỗ trợ.
- B. (1) nghĩa vụ; (2) là nạn nhân của; (3) hỗ trợ.
- C. (1) quyền lợi; (2) chứng kiến; (3) hỗ trợ.
- D. (1) nghĩa vụ; (2) tham gia; (3) chạy trốn
Câu 9: Các nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là
- A. Hạn chế mua sắm, chi tiêu hợp lý và tiết kiệm thường xuyên.
- B. Chi tiêu hợp lý, gửi tiền cho cha mẹ và tăng nguồn thu.
- C. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
D. Chi tiêu hợp lý, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
Câu 10: Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với
- A. Sở thích, mức lương, môi trường.
B. Độ tuổi, sở thích và điều kiện.
- C. Môi trường, mức lương cần.
- D. Sở thích, độ tuổi làm việc.
Câu 11: Những điều nào sau đây là cần thiết để quản lý tiền có hiệu quả?
- A. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
B. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
- C. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
- D. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.
Câu 12: Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức
- A. Chia sẻ.
- B. Thông cảm.
- C. Tự lập.
D. Trách nhiệm.
Câu 13: Một trong những hậu quả của tệ nạn xã hội con người phải chịu là?
- A. Tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của những người xung quanh.
B. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.
- C. Tạo mâu thuẫn nội bộ hệ thống chính trị quốc gia.
- D. Gây khủng hoảng kinh tế quốc dân.
Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội
- A. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.
B. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.
- C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.
- D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.
Câu 15: Theo em, nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
- B. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
- C. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật.
D. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 16: Nhóm bạn gồm P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, L đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội
- A. Bạn K.
- B. Bạn T.
C. Bạn L.
- D. Bạn P, L, K.
Câu 17: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
- A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
- B. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
- C. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 18: Một khi vi phạm pháp luật, hình thức xử phạt cao nhất một người có thể phải chịu là?
- A. Chung thân.
B. Tử hình.
- C. Phạt tù.
- D. Cảnh cáo.
Câu 19: Em Tú năm nay dù mới 13 tuổi nhưng đã vi phạm pháp luật. Theo luật pháp Việt Nam, em sẽ phải nhận hình thức xử phạt nào?
- A. Khuyên răn.
B. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.
- C. Cảnh cáo.
- D. Phạt tù.
Câu 20: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù
- A. 12 năm.
- B. 13 năm.
- C. 14 năm.
D. 15 năm.
Câu 21: Chúng ta cần có những hành động gì đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà?
A. Lên án, phê phán, tố cáo.
- B. Học làm theo.
- C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- D. Lén quay lại video và đăng lên mạng xã hội.
Câu 22: Nhà của B có ba chị em. B là con trai duy nhất trong nhà. Tuy chị gái B vừa thi đậu vào đại học nhưng bố mẹ muốn để dành tiền cho B đi du học nên bắt chị của B ở nhà lấy chồng. Theo em, B nên có cách ứng xử thế nào?
A. Khuyên bố mẹ cho chị đi học tiếp và tìm cách sắp xếp việc du học sau.
- B. Khuyên bố mẹ đừng cho chị đi lấy chồng mà cho chị đi làm kiếm tiền trước.
- C. Bảo chị bỏ nhà ra đi để không phải lấy chồng sớm.
- D. Tán thành với ý kiến của bố mẹ.
Câu 23: Hôm nay, bố của H nghỉ ở nhà vì bị ốm. Mẹ H đi làm về muộn nên rất mệt. Mẹ nhờ H nấu cháo cho bố, nhưng H và V đã hẹn nhau cùng đi dự sinh nhật T từ lúc trước. Theo em, hành động nào dưới đây của T là hợp lý nhất?
- A. Ở nhà nấu cháo giúp bố và không đi sinh nhật T.
- B. Bảo bố tự nấu cháo và đi sinh nhật T.
C. Nhờ V đợi mình một chút để nấu cháo và mời bố ăn, gọi điện nói trước và xin lỗi T vì sẽ đến muộn một chút.
- D. Đi sinh nhật T luôn vì đã có hẹn trước.
Câu 24: Em hãy thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà cha mẹ thì em sẽ ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị, em?
- A. Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời em sẽ đầy khó khăn, vất vả và bất hạnh.
- B. Nếu không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, gia đình bất hạnh, em sẽ bị xã hội lên án.
- C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 25: Bài học mà câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” dành cho chúng ta là?
- A. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
- B. Anh, em phải lo cho nhau.
- C. Anh, em phải trung thực với nhau.
D. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
Bình luận