Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoàn thiện câu sau: “Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người (1)………. và (2)………. những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách (3)……….”

  • A. (1) né tranh; (2) vượt qua; (3) tiêu cực.
  • B. (1) đối diện; (2) giải quyết; (3) tích cực.
  • C. (1) đối diện; (2) vượt qua; (3) tích cực.
  • D. (1) né tranh; (2) vượt qua; (3) nhanh nhất.

Câu 2: Có mấy bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 3: Đâu không phải một bước để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng?

  • A. Giữ vững tinh thần, chuẩn bị một tâm thái tốt.
  • B. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.
  • C. Chọn lọc các giải pháp khả thi.
  • D. Đánh giá kết quả đạt được.

Câu 4: Đâu là thứ tự đúng các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng?

(1) Đề ra các biện pháp giải quyết.

(2) Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.

(3) Thực hiện các biện pháp khả thi

(4) Đánh giá kết quả đạt được.

(5) Chọn lọc các giải pháp khả thi.

  • A. (2), (5), (1), (3), (4).
  • B. (2), (1), (5), (3), (4).
  • C. (5), (2), (3), (4), (1).
  • D. (2), (1), (5), (4), (3). 

Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; (1)………. thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm (2)………; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong (3)……….”

  • A. (1) xâm hại; (2) cha mẹ, người thân; (3) trường học.
  • B. (1) làm tổn thương; (2) danh dự, nhân phẩm; (3) trường học.
  • C. (1) xâm hại; (2) danh dự, nhân phẩm; (3) cơ sở giáo dục.
  • D. (1) tác động đến; (2) cha mẹ, người thân; (3) cơ sở giáo dục

Câu 6: Có thể chia bạo lực học đường thành những loại chính nào?

  • A. Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần.
  • B. Bạo lực thể xác, bạo lực ngôn ngữ.
  • C. Bạo lực ngôn ngữ, bạo lực mạng.
  • D. Bạo lực thể xác, bạo lực mạng.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường

  • A. Sự tác động của các trò chơi bạo lực.
  • B. Sự chênh lệch về kết quả học tập.
  • C. Giáo dục gia đình.
  • D. Sự quan tâm của bố mẹ đến con cái

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Tiền là một (1)………. quan trọng trong cuộc sống nhưng tiền không phải là (2)………... Hiểu đúng về tiền và biết cách sử dụng đồng tiền (3)……… sẽ giúp mỗi cá nhân làm chủ cuộc sống và thành công trong tương lai.”

  • A. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) tiết kiệm.
  • B. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) để sinh lời.
  • C. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) hợp lý.
  • D. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) để đầu tư.

Câu 9: Đâu là khái niệm đúng về quản lý tiền?

  • A. Biết tiết kiệm tiền trong mọi hoàn cảnh.
  • B. Biết ghi chép lại chi tiêu của bản thân.
  • C. Biết sử dụng tiền một cách hợp lý.
  • D. Biết dùng tiền để đầu tư sinh lời.

Câu 10: Đâu không phải lợi ích mà quản lý tiền hiệu quả đem lại?

  • A. Trở nên lỗi thời vì không bắt kịp xu hướng.
  • B. Rèn luyện tiết kiệm.
  • C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
  • D. Đầu tư cho tương lai.

Câu 11: Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta

  • A. Được mọi người xung quanh yêu quý.
  • B. Chủ động chi tiêu hợp lý.
  • C. Trở lên giàu có.
  • D. Rèn luyện khả năng ghi nhớ.

Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch (1)………., vi phạm đạo đức và (2)………, gây hậu quả xấu đến (3)………. của đời sống.”

  • A. (1) chuẩn mực xã hội; (2) pháp luật; (3) kinh tế, xã hội.
  • B. (1) lợi ích của cộng đồng; (2) pháp luật; (3) mọi mặt.
  • C. (1) chuẩn mực xã hội; (2) pháp luật; (3) mọi mặt.
  • D. (1) chuẩn mực xã hội; (2) phong tục tập quán; (3) mọi mặt.

Câu 13: Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta có thể gặp phải những tệ nạn xã hội nào?

  • A. Cờ bạc, rượu chè, mại dâm.
  • B. Cờ bạc, trộm cướp, cá độ.
  • C. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
  • D. Rượu chè, cá độ, ma túy.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội

  • A. Đời sống vật chất được nâng cao.
  • B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái.
  • C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện.
  • D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi.

Câu 15: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là

  • A. Chuẩn mực xã hội.
  • B. Tệ nạn xã hội.
  • C. Lối sống xã hội.
  • D. Thực trạng xã hội.

Câu 16: Theo em, đâu là cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

  • A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động.
  • B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú.
  • C. Tạo công ăn việc làm.
  • D. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm.

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

  • A. Hạn chế nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội.
  • B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • C. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.
  • D. Duy trì lối sống giản dị, lành mạnh.

Câu 18: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội

  • A. Xa lánh người mắc bệnh xã hội mới bảo vệ được bản thân.
  • B. Tích cực hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
  • C. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
  • D. Ma tuý và mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội.

Câu 19: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây

  • A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
  • B. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.
  • C. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết,
  • D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.

Câu 20: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do (1)..……., quan hệ huyết thống hoặc quan hệ (2)………, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của (3)………..”

  • A. (1) hôn nhân; (2) nhận nuôi; (3) pháp luật.
  • B. (1) hôn nhân; (2) nuôi dưỡng; (3) đạo đức.
  • C. (1) hôn nhân; (2) nuôi dưỡng; (3) pháp luật.
  • D. (1) cưới hỏi; (2) nuôi dưỡng; (3) pháp luật.

Câu 21: Theo em, thế nào được gọi là hôn nhân hạnh phúc?

  • A. Đánh nhau, cãi nhau.
  • B. Một chồng, hai vợ.
  • C. Một vợ, một chồng.
  • D. Một vợ, hai chồng.

Câu 22: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Gia đình là (1)……… của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng (2)………, nhân cách của mỗi người; mang lại các giá trị (3)………, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên và là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống”

  • A. (1) tế bào; (2) tâm hồn; (3) hạnh phúc.
  • B. (1) một thành phần; (2) tâm hồn; (3) hạnh phúc.
  • C. (1) tế bào; (2) thể chất; (3) hạnh phúc.
  • D. (1) tế bào; (2) tâm hồn; (3) tinh thần.

Câu 23: Đâu không phải quy định của pháp luật Việt Nam về luật hôn nhân?

  • A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng , vợ chồng bình đẳng.
  • B. Không được phép kết hôn với người nước ngoài.
  • C. Công dân được quyền kết hôn với người khác dân tộc, tôn giáo.
  • D. Được kết hôn với người nước ngoài.

Câu 24: Cha mẹ không có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?

  • A. Có thể sử dụng biện pháp mạnh như ngược đãi nếu con cái hư hỏng.
  • B. Nuôi dạy con thành những công dân tốt.
  • C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
  • D. Tôn trọng ý kiến của con.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác