Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bạn nào dưới đây có biểu hiện của căng thẳng

  • A. S rất nóng tính. Mỗi lần dạy em gái học bài, khi em gái làm sai, S đều la mắng em.
  • B. Tháng trước T đi xem bói, thầy bói nói từ giờ đến cuối năm T sẽ bị tai nạn nặng. Từ đó, T hay lo lắng, lơ đãng và thường xuyên mất ngủ, cáu giận.
  • C. Lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử, D không những không ăn năn mà còn cảm thấy rất vui vì bố mẹ không phát hiện ra.
  • D. Trong bài tập về nhà có 1 bài toán khó, N giải mãi không được nên chán nản nhờ D hướng dẫn.

Câu 2: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

Đến tuổi dậy thì, da mặt P hay nổi mụn và sưng to. Nhiều lần, một số bạn bè trong lớp trêu đùa khiến P cảm thấy xấu hổ, dần trở nên tự ti và ít nói. Có hôm P bảo với N “Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!"

  • A. Bạo lực gia đình.
  • B. Dậy thì lên mụn và bị bạn bè trêu chọc.
  • C. Áp lực do sắp đến ngày thi.
  • D. Tự tạo áp lực cho bản thân.

Câu 3: Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xin của bố và những giọt nước mắt của mẹ. T tâm sự với V “Tớ không muốn ở nhà nữa, nhiều lúc tớ muốn bỏ nhà ra đi"

Nguyên nhân nào khiến cho T gặp phải căng thẳng trong cuộc sống?

  • A. Bạo lực học đường
  • B. Sợ không đạt được thành tích cao như kì vọng của bố mẹ
  • C. Tự tạo áp lực cho bản thân.
  • D. Bạo lực gia đình.

Câu 4: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

Gia đình K vừa chuyển đến một khu chung cư. Cạnh căn bộ của K có bạn H đam mê nhạc rock, chơi trống và làm ồn liên tục. K sang nhà bạn H và nói “Bạn đừng làm ồn nữa!”. H đáp “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn chơi đâu!”. Cứ thể, tiếng trống làm cho K khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, K tức giận hét to “Sao khó chịu thế này!”.

  • A. Môi trường sống ồn ào.
  • B. Môi trường sống chật hẹp.
  • C. Môi trường sống ẩm ướt, bụi bặm.
  • D. Môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhiều khói bụi. 

Câu 5: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về di sản văn hóa?

  • A. Di sản văn hoá là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha đã dày công tạo dựng.
  • B. Mê tín dị đoan, hủ tục, tư tưởng lạc hậu là một phần di sản phi vật thể của dân tộc.
  • C. Di sản văn hoá là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.
  • D. Di sản văn hoá đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam.

Câu 6: Đâu là một hành vi góp phần bảo tồn di sản văn hóa?

  • A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
  • B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, . ..
  • C. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hóa để trục lợi.
  • D. Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về mục đích của việc bảo tồn các di sản văn hóa Việt Nam?

  • A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
  • C. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.
  • D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 8: Hành động nào sau đây là không đúng đối với người có ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc?

  • A.   Vứt rác bừa bãi tại danh lam thắng cảnh và các khu di tích.
  • B.  Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh và các khu di tích.
  • C.  Nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ di sản văn hoá.
  • D.  Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên người ta phải biết giữ chữ tín?

  •  A. Lời nói như đinh đóng cột.
  • B. Tiên học lễ, hậu học văn.
  • C. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
  • D. Không thầy đố mày làm nên.

Câu 10: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về giữ chữ tín?

  • A. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  • B. Chữ tín còn quý hơn vàng.
  • C. Cả bè hơn cây nứa.
  • D. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

Câu 11: L xin phép bố mẹ cho sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Mặc dù đang chơi rất vui nhưng L vẫn tạm biệt các bạn để về cho kịp giờ.Theo em, việc làm của L thể hiện điều gì dưới đây?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Giữ chữ tín.
  • C. Yêu thương mọi người.
  • D. Tôn trọng lẽ phải

Câu 12: Nhân vật trong tình huống nào sau đây đã biết giữ chữ tín?

  • A. Trong buổi sinh nhật của Nhân, Mai và Linh đến muộn gần 45 phút mà không báo trước và cũng không xin lỗi.
  • B. Khánh tìm quả bóng để chơi mà không thấy, thì ra là Huy đã mượn một tuần trước và hứa cuối tuần trả nhưng lại quên. 
  • C. Chiều nay, do mải chơi với nhóm bạn, Mẩu đã quên nhiệm vụ đón em gái đi học về như lời bố dặn.
  • D. Minh hứa với cô giáo hôm nay sẽ mang vở bài tập Toán và làm bài đầy đủ. Cô giáo kiểm tra và rất hài lòng.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự học tập tự giác, tích cực?

  • A. Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở.
  • B. Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.
  • C. Từ chối tham gia những hoạt động, cuộc thi tại trường, lớp.
  • D. Cả 2 phương án A, B.

Câu 14: Đâu là nhận định đúng khi bàn về học tập tự giác, tích cực?

  • A. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.
  • B. Học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
  • C. Học tập tự giác, tích cực là tự mình học, tự mình làm mà không cần nghe ý kiến góp ý của bất kỳ ai.
  • D. Nhận định A, B đều đúng.

Câu 15: Nhận định nào đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.
  • B. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
  • C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
  • D. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.

Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • B. Chỉ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn mới cần tích cực, tự giác trong công việc.
  • C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
  • D. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.

Câu 17: Trong số các trường hợp sau, hành vi của bạn nào không nói lên sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác?

  • A. Lớp học tổ chức quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
  • B. Bạn Phương cõng bạn Qúy đi học, vì Qúy bị liệt hai chân.
  • C. Các bạn trong lớp tới thăm khi Hùng bị ốm.
  • D. Hồng đã cho Nam vay tiền chơi game.

Câu 18: Hành vi nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

  • A. Họ thờ ơ trước những niềm vui, nỗi buồn của những con người xung quanh.
  • B. Giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.
  • C. Giúp đỡ người khác để được tiếng tốt và nổi danh.
  • D. Thản nhiên trước những câu chuyện buồn đau.

Câu 19: Hoạt động “Tặng áo ấm cho trẻ em vùng cao” là một ví dụ về:

  • A. Sự yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.
  • B. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • C. Tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường. 
  • D. Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.

Câu 20: Chủ nhật, Thành ngủ nướng tới trưa, sau đó thức dậy ăn cơm và chơi điện tử. Buổi chiều, Thành sang nhà Huy, thấy bạn đang bận rộn lau nhà và chuẩn bị nấu ăn cho gia đình, Thành bảo: “ Sao Chủ nhật mà bạn cũng bận ? Cả tuần đã học hành vất vả rồi.  Bạn để người nhà làm, đi chơi với mình. “.  Huy vẫn lau nhà đều tay và đáp: “ Thành ơi, mình cũng muốn đi cùng bạn nhưng hôm nay mẹ mình mệt nên mình phải ở nhà.  Mẹ vất vả nhiều rồi, lại bị bệnh nên mình phải quan tâm, chia sẻ công việc giúp mẹ”. Em có suy nghĩ gì về việc làm của Huy?

  • A. Huy là một người con biết quan tâm, giúp đỡ cho mẹ của mình.
  • B. Huy là một người biết quản lý thời gian tốt.
  • C. Huy là một người cần cù, chăm chỉ.
  • D. Huy là một người kiên trì, nhẫn nại.

Câu 21: Địa danh nào là quê hương của Anh hùng dân tộc, Lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. Thanh Hóa.
  • B. Nghệ An.
  • C. Quảng Trị.
  • D. Quảng Bình.

Câu 22: Nghề làm gốm của Làng Gốm Bát Tràng xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

  • A. Truyền thống cần cù lao động.
  • B. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, ý thức về cội nguồn.
  • C. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
  • D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 23: Em hãy cho biết những câu thơ dưới đây thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam ?

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nỗi thành người”.

  • A. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
  • B. Truyền thống nhân nghĩa.
  • C. Truyền thống nhớ về cội nguồn.
  • D. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau;

Câu 24: Anh Phú rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên

ông Sang và bà Khanh là bố mẹ Phú lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh Mẩn với mục đích nhờ anh Mẩn xin bố mình là ông Quách cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc ?

  • A. Anh Phú.
  • B. Anh Mẩn.
  • C. Anh Mẩn và ông Quách.
  • D. Ông Sang và bà Khanh.

Câu 25: Chị Thịnh sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm

của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị Thịnh phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị Thịnh là người:

  • A. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.
  • B. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  • C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
  • D. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác