Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Suy nghĩ tiêu cực là một trong số những nguyên nhân gì gây căng thẳng?

  • A. Phụ.
  • B. Chính.
  • C. Chủ quan.
  • D. Khách quan.

Câu 2: Bạn nào dưới đây có biểu hiện của căng thẳng

  • A. A cảm thấy mỏi lưng mỏi tay chân sau khi hăng hái luyện tập thể dục thể thao.
  • B. Gần đây, việc ôn thi nhiều môn cùng một lúc khiến H bị đau đầu, mệt mỏi và hay cáu gắt với mọi người.
  • C. B cảm thấy buồn, chán nản khi quyển truyện tranh định mua bị hết hàng.
  • D. C cáu gắt, khó chịu khi bị mẹ mắng vì xem ti vi quá nhiều. 

Câu 3: Khi bị căng thẳng, chúng ta không nên làm gì?

  • A. Nghe nhạc thư giãn.
  • B. Đọc sách thư giãn.
  • C. Ngủ đủ giấc.
  • D. Mắng chửi người khác.

Câu 4: Bạn nào dưới đây không có biểu hiện của căng thẳng

  • A. Việc không đứng đầu lớp trong học kì vừa qua khiến N cảm thấy rất buồn chán và suy nghĩ mình là người kém cỏi.
  • B. Bị một nhóm bạn xấu đe doạ sẽ gửi hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội, T thường xuyên lo lắng, chán ăn, khó ngủ và hay gặp ác mộng.
  • C. Mỗi khi gặp bài tập khó, B thường không cố gắng tìm cách giải mà bỏ qua bài tập đó.
  • D. Dạo gần đây, do kết quả học tập môn Tiếng Anh ở lớp không được tốt nên P cáu giận vô cớ với bạn bè.

Câu 5: Hành động nào sau đây là đúng khi bàn về việc bảo tồn di sản văn hóa?

  • A. Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
  • B. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
  • C. Lấn chiếm đất của khu di tích.
  • D. Không có đáp án đúng.

Câu 6: Đâu là câu ca dao nói về di sản văn hoá của Việt Nam?

  • A. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  • B. Ai ơi, bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
  • C.   Ai về Nội Duệ, Cầu Lim Nghe câu quan họ, đi tìm người thương.
  • D.  Người ta đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Câu 7: Ví dụ về di sản văn hoá của Việt Nam được thể hiện qua câu ca dao tục ngữ nào?

  • A.  Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • B.  Tấc đất tấc Vàng.
  • C.  Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa.
  • D.   Cha đánh mẹ treo ko bỏ chùa Keo ngày rằm.

Câu 8: Đâu là tên một địa danh từng là Kinh đô của nước ta, nổi tiếng với những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, nghiêng mình bên dòng sông Hương thơ mộng?

  • A.  Hoàng thành Thăng Long.
  • B.   Quần thể di tích Cố Đô Huế.
  • C.  Quần thể danh thắng Tràng An.
  • D.  Thành nhà Hồ.

Câu 9: Di sản nào dưới đây được xếp vào loại hình di sản văn hóa phi vật thể?

  • A. Tử Cấm thành (Thừa Thiên Huế, Việt Nam).
  • B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa, Việt Nam).
  • C. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam).
  • D. Đờn ca tài tử Nam Bộ (Việt Nam).

Câu 10: Thế nào là người biết giữ chữ tín?

  • A. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng thái độ của mọi người đối với mình, biết trọng tình cảm và tin tưởng nhau.
  • B. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng thái độ và tin tưởng nhau.
  • C. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng sự tôn trọng của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
  • D. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

Câu 11: Phương án nào dưới đây không phải là ý nghĩa của giữ chữ tín?

  • A. Giúp chúng ta hoàn thiện bản thân.
  • B. Được mọi người quý mến, kính nể.
  • C. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.
  • D. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.

Câu 12: Phương án nào sau đây là sai khi bàn về đức tính giữ chữ tín?

  • A. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
  • B. Chúng ta không cần thiết phải giữ chữ tín đối với người thân, gia đình.
  • C. Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
  • D. Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 13: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về việc giữ chữ tín?

  • A. Cần coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
  • B. Chỉ cần giữ chữ tín đối với những hợp đồng quan trọng.
  • C. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.
  • D. Không cần giữ lời hứa với khách hàng cũ. 

Câu 14: Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về lợi ích của việc học tập tự giác, tích cực?

  • A. Việc học tập tự giác, tích cực thu được nhiều tiền.
  • B. Việc học tập tự giác, tích cực đạt được mọi mục đích.
  • C. Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
  • D. Việc học tập tự giác, tích cực có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

Câu 15: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập ?

  • A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
  • C. Tự giác, tích cực giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
  • D. Người tự giác, tích cực trong học tập sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 16: Tinh thần học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua câu tục ngữ nào sau đây?

  • A. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
  • B. Đường dài mới biết ngựa hay.
  • C. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  • D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau..

Câu 17: Câu ca dao nào dưới đây thể hiện tinh thần học tập tự giác, tích cực?

  • A. Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng/ Thiếu tình đoàn kết, xóm làng không vui.
  • B. Kìa ai học sách thánh hiền/ Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
  • C. Một hòn chẳng đắp nên non/ Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
  • D. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Câu 18: Đâu không phải ví dụ về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ trong số việc làm sau đây?

  • A. an ủi.
  • B. động viên.
  • C. châm chọc.
  • D. hỏi thăm.

Câu 19: Ví dụ về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác được biểu hiện thông qua câu ca dao, tục ngữ nào?

  • A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  • B. Đường dài mới biết ngựa hay.
  • C. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  • D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. .

Câu 20: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ ?

  • A. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
  • B. Chia ngọt, sẻ bùi.
  • C. Lá lành đùm lá rách.
  • D. Nhường cơm, sẻ áo.

Câu 21: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện đúng sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ nhất?

  • A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • B. Nước chảy đá mòn.
  • C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
  • D. Tre già măng mọc. 

Câu 22: Huệ cho rằng :“Múa rối nước không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.” Do vậy, Huệ không dành thời gian tìm hiểu và thờ ơ trước các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống này do nhà trường và địa phương tổ chức. Em cảm thấy Huệ là người thế nào?

  • A. Biết quản lý thời gian hiệu quả.
  • B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống nghệ thuật văn hóa quê hương.
  • C. Biết cảm thông, quan tâm và giúp đỡ người khác.
  • D. Có lối sống hiện đại, bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội.

Câu 23: “Lễ hội Đền Hùng” là là lễ hội truyền thống ở tỉnh nào của Việt Nam?

  • A. Phú Thọ.
  • B. Quảng Nam.
  • C. Thừa Thiên Huế.
  • D. Hà Nam.

Câu 24: Cho một số nghề sau:

1. Sản xuất và xuất khẩu lúa mì.

2. Làm nón lá, làm chiếu cói, làm mây tre đan.

3. Làm đồ gốm, vẽ tranh dân gian Đông Hồ.

Trong số nghề kể trên, những nghề nào là nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam?

  • A. 2, 3.
  • B. 1, 2.
  • C. 1, 3.
  • D. 1, 2, 3.

Câu 25: Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, trường của Hoan tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.  Sau lễ dâng hương các bạn tập trung nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.  Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì Hoan lại chạy chơi, đùa nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung. Theo em, hành động của Hoan cho ta biết điều gì?

  • A. Hành động của Hoan là bình thường, đó là quyền tự do của mỗi người bởi Nhà trường không có quy định cấm hành vi này.
  • B. Hành động của Hoan chứng tỏ bạn chưa có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống của dân tộc.
  • C. Hành động của Hoan chứng tỏ bạn là người chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D. Hành động của Hoan chứng tỏ bạn là người chưa có tính tự giác trong học tập.               

Câu 26: Câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ:

  • A. Anh em như thể tay chân/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
  • B. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Không thầy đố mày làm nên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác