Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào khó khăn do tác động của dịch Covid-19 là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?
- A. Cần cù lao động.
B. Tương thân, tương ái.
- C. Đoàn kết, dũng cảm.
- D. Yêu nước chống ngoại xâm.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương ?
- A. Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chức các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa ở địa phương, quê hương mình.
- B. Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của các nghề truyền thống.
- C. Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
D. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
Câu 3: Làm thế nào để học sinh có thể góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?
- A. Quảng bá những nét đẹp văn hóa cho người khác bằng cách tham gia các cuộc thi, làm video đăng tải lên mạng xã hội chính thống.
- B. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa.
- C. Tích cực tìm hiểu, học tập và duy trì những giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.
Câu 4: Em hãy cho biết câu ca dao dưới đây thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam ?
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.”
A. Thể hiện niềm tự hào về nếp sống thanh lịch của người Tràng An.
- B. Thể hiện tinh thần yêu nước, thượng võ của dân tộc Việt Nam.
- C. Thể hiện tinh thần nếp sống chịu thương chịu khó của người Tràng An.
- D. Thể hiện niềm tự hào với nếp sống cần cù lao động của người Tràng An.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?
A. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.
- B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
- C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
- D. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
Câu 6: Lời nói nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- A. “Tại sao mình lại phải hỏi thăm vì sao bạn ấy nghỉ học chứ.?”
B. “Bà đỡ mệt chưa ạ?”
- C. “Cô có nặng không ạ? Để em mang giúp cô ạ !”
- D. “Con nấu cơm giúp mẹ nhé, mẹ mệt quá !” - “Con chơi chút nữa mẹ nhé !”
Câu 7: Hành động nào sau đây đi ngược lại với sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bố mẹ, người thân trong gia đình?
- A. Giúp mẹ làm việc nhà, nấu cơm, quét nhà, rửa bát. ..
- B. Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với ông bà, bố mẹ.
- C. Chăm sóc khi bố mẹ, ông bà ốm.
D. Cãi lời ông bà, cha mẹ, lười biếng ích kỷ.
Câu 8: Những dấu hiệu của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện trong cuộc sống chúng ta là?
- A. Thờ ơ, phớt lờ khi thấy người khác cần giúp đỡ.
B. Biết san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh.
- C. Biết cảm thông, thấu hiểu với những người thân trong gia đình, đối với người ngoài thì không cần thiết.
- D. Lập hội nhóm trong lớp để cô lập các bạn khác.
Câu 9: Biểu hiện của tinh thần tự giác học tập đó là:
- A. Làm bài tập khi thầy, cô giáo nhắc nhở.
- B. Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng để luyện tính tự giác.
- C. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp.
D. Cả 2 phương án B, C đều đúng.
Câu 10: Điền vào chỗ trống sau: “Học tập và trau dồi tri thức không ngừng luôn là chìa khoá chung để dẫn đến.......”
A. Thành công.
- B. Hạnh phúc.
- C. Yêu thương.
- D. Sự tự chủ tài chính.
Câu 11: Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua những việc nào dưới đây ?
- A. Không có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
C. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
- D. Chỉ tham gia các hoạt động khi được yêu cầu.
Câu 12: Biểu hiện nào sau đây là đúng khi nói về tính tự giác, tích cực trong học tập?
- A. Mải chơi điện tử nên quên làm bài tập về nhà.
B. Học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.
- C. Không tham gia thảo luận nhóm.
- D. Không làm bài tập về nhà, ngủ trong giờ học
Câu 13: Điền vào chỗ trống: “Một người không giữ chữ tín sẽ ....”
A. không nhận được sự tin tưởng của người khác.
- B. chịu nhiều thiệt thòi.
- C. làm việc gì cũng khó.
- D. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
Câu 14: Đâu không phải lợi ích mà việc giữ chữ tín sẽ mang lại?
- A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
- B. Giúp mọi người đoàn kết.
- C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
D. Nhận được những sự chỉ trích từ mọi người.
Câu 15: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về giữ chữ tín?
- A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.
B. Chỉ cần giữ lời hứa, chân thành đối với người thân.
- C. Người không giữ chữ tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.
- D. Chữ tín trong cuộc sống rất quan trọng với tất cả mọi người.
Câu 16: Theo em, đáp án nào sau đây là không đúng khi nói về đức tính giữ chữ tín?
A. Chữ tín trong cuộc sống chỉ quan trọng với một số người.
- B. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau, . ..
- C. Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.
- D. Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.
Câu 17: Bảo tồn di sản văn hóa đem lại lợi ích gì?
- A. Vì lợi ích của một vài cá nhân.
- B. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.
C. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- D. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
Câu 18: Nhận định nào sau đây là không đúng khi bàn về di sản văn hoá?
A. Di sản văn hoá làm chúng ta giảm khả năng phát triển và sáng tạo để tiếp tục bồi đắp thêm nhiều giá trị mới cho hôm nay và mai sau.
- B. Di sản văn hóa là tinh hoa, giá trị của dân tộc mà trải qua hàng nghìn năm, bao thế hệ cha ông đã tạo dựng, gìn giữ.
- C. Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc.
- D. Di sản văn hoá góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.
Câu 19: Hành động nào cần được ủng hộ nếu muốn bảo tồn di sản văn hóa?
- A. Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân.
- B. Buôn bán, trao đổi, cho tặng cổ vật không có giấy phép.
C. Giới thiệu cho khách nước ngoài về danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
- D. Làm bản sao cổ vật nhằm mục đích cá nhân.
Câu 20: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về những di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam?
- A. Bánh chưng xanh, cây nêu cao vút trước sân đều là di sản văn hóa độc đáo của dân tộc việt nam.
- B. Những lời chúc tốt lành, những phong bao lì xì cho lũ trẻ đều là di sản văn hóa độc đáo của dân tộc việt nam.
- C. Bánh chưng xanh, cây nêu cao vút trước sân, chiều hai mươi ba tháng chạp là lễ cúng ông táo về trời đều không phải là di sản văn hóa dân tộc.
D. Cả hai phương án A, B đều đúng.
Câu 21: Theo em, người ta thường căng thẳng khi làm những gì sau đây?
- A. Chơi game.
- B. Học tập.
- C. Dã ngoại.
D. Ôn thi cho kỳ thi cuối kỳ.
Câu 22: Đâu không phải nguyên nhân chủ quan gây căng thẳng
- A. Suy nghĩ tiêu cực.
B. Bị bạn bè cô lập.
- C. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống.
- D. Tự tạo áp lực cho bản thân.
Câu 23: Đâu không phải nguyên nhân khách quan gây căng thẳng
- A. Môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm,…).
B. Sử dụng chất kích thích.
- C. Kì vọng của bố mẹ.
- D. Bạo lực gia đình, bạo lực học đường.
Câu 24: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Căng thẳng tác động xấu đến (1)………. (hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,…), gây nên những rối loạn về mặt (2)………., làm ảnh hưởng đến (3)……… với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động
A. (1) sức khỏe; (2) tinh thần; (3) mối quan hệ.
- B. (1) não bộ; (2) tinh thần; (3) mối quan hệ.
- C. (1) sức khỏe; (2) suy nghĩ; (3) mối quan hệ.
- D. (1) não bộ; (2) tinh thần; (3) tình cảm.
Câu 25: Căng thẳng có thể gây ra tình trạng:
- A. Thư giãn thoải mái..
B. Mất tập trung, hay quên
- C. Vui vẻ, năng động.
- D. Hạnh phúc, tự tin.
Bình luận