Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi gặp căng thẳng, cơ thể có thể có biểu hiện nào dưới đây

  • A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,…
  • B. Vui vẻ, thoải mái. 
  • C. Thường xuyên bị đau vai, đau lưng sau một ngày dài làm việc.
  • D. Thoải mái vui chơi với bạn bè.

Câu 2: Đâu không phải biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

  • A. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.
  • B. Bị sốt họ liên tục và không khỏi sau một ngày dài làm việc.
  • C. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã, thờ ơ.
  • D. Dễ nổi cáu, bực bội hay nóng tính.

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Căng thẳng là phản ứng của (1)………… trước những (2)………… hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn (2)………… của con người.”

  • A. (1) não bộ; (2) chuyện buồn; (3) tinh thần.
  • B. (1) cơ thể; (2) áp lực cuộc sống; (3) tâm hồn.
  • C. (1) cơ thể; (2) áp lực cuộc sống; (3) tinh thần.
  • D.  (1) não bộ; (2) áp lực cuộc sống; (3) tinh thần.

Câu 4:  Có bao nhiêu loại nguyên nhân gây căng thẳng?

  • A. 5. 
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2. 

Câu 5: Cho những di sản văn hóa sau: 

  1.  Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học
  2.  Nghệ thuật
  3.  Bảo vật quốc gia
  4.  Danh lam thắng cảnh
  5.  Trang phục

Trong số di sản kể trên, di sản văn hóa phi vật thể gồm có: 

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (2), (5)
  • C. (1), (4), (5)
  • D. (2), (3), (4), (5)

Câu 6: Đâu không phải ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội?

  • A. Di sản văn hóa góp phần thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu tâm linh và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của con người. 
  • B. Di sản văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng Việt Nam.
  • C. Tạo cảnh quan môi trường, không gian cho thế hệ hiện tại và tương lai. 
  • D. Di sản văn hóa khiến cho tư tưởng sống của con người bị thoái hóa và lỗi thời.

Câu 7: Điền vào chỗ trống: “Di sản văn hoá là. ..., thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.”

  • A. Tài sản của dân tộc. 
  • B. Phát triển văn hoá việt nam tiên tiến. 
  • C. Đậm đà bản sắc dân tộc. 
  • D. Góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

Câu 8: Đâu là trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa? 

  • A. Tôn trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc.
  • B. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
  • C. Việc bảo tồn di sản văn hóa là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phải của học sinh. 
  • D. Cả hai phương án A, B đều đúng. 

Câu 9: Giữ chữ tín có thể đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

  • A. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. 
  • B. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • C. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 
  • D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau, . .. 

Câu 10: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?

  • A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
  • B. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. 
  • C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.

Câu 11: Ý nghĩa của việc giữ chữ tín là gì?

  • A. Mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa. 
  • B. Khó hợp tác với nhau trong công việc. 
  • C. Nhận được sự tin tưởng của người khác. 
  • D. Chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng. 

Câu 12: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải :

  • A. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. 
  • B. Tôn trọng mọi người. 
  • C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ. 
  • D. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.

Câu 13: Hành động nào dưới đây học sinh nên làm để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập? 

  • A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
  • B. Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập. 
  • C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D. Tự hào về những truyền thống dân tộc mà ông cha để lại.

Câu 14: Tinh thần học tập tự giác, tích cực có thể mang lại lợi ích gì cho chúng ta? 

  • A. Kết quả học tập sa sút. 
  • B. Bản thân người học rơi vào tình trạng trì trệ, ỷ lại. 
  • C. Không mở rộng được hiểu biết. 
  • D. Được mọi người yêu quý.

Câu 15: Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực đối với bản thân mỗi học sinh?

  • A. Thể hiện tinh thần lạc quan, tích cực của bạn trong cuộc sống. 
  • B. Giúp bạn có thêm nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách, vượt qua thất bại, củng cố niềm tin và tiến tới thực hiện ước mơ. 
  • C. Thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam.
  • D. Thể hiện tấm lòng tôn sư trọng đạo đối với thầy, cô giáo.

Câu 16: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

  • A. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người. 
  • B. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.
  • C. Vất vả hơn so với những người khác.
  • D. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng. 

Câu 17: Mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với thầy, cô giáo? 

  • A. Ủng hộ sách vở cho các bạn vùng lũ.
  • B. Giúp đỡ bạn bè những lúc gặp khó khăn.
  • C. Phụ bố mẹ trong việc nhà.
  • D. Chăm chỉ học tập.

Câu 18: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

  • A. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.
  • B. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.
  • C. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
  • D. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

Câu 19: Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người thân trong gia đình, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?

  • A. Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
  • B. Đến thăm bạn trong lớp khi bị ốm.
  • C. Làm thiệp tặng sinh nhật bạn bè.
  • D. Giúp đỡ cụ già qua đường. 

Câu 20: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  • A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
  • B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  • C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  • D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 21: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đền ơn, đáp nghĩa với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ ?

  • A. Truyền thống kiên trì, bất khuất.
  • B. Truyền thống hiếu học. 
  • C. Truyền thống hiếu thảo với ông bà tổ tiên. 
  • D. Truyền thống cần cù lao động.

Câu 22: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

  • A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
  • B. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
  • C. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
  • D. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân..

Câu 23: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình ?

  • A. Hiếu thảo. 
  • B. Lao động cần cù. 
  • C. Uống nước nhớ nguồn. 
  • D. Truyền thống múa rối nước dân gian.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy ?

  • A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
  • B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. 
  • C. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “trọng nam khinh nữ”.
  • D. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. 

Câu 25: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ ?

  • A. Nhân ái. 
  • B. Các lễ hội truyền thống.
  • C. Nghề truyền thống.
  • D. Lười biếng, há miệng chờ sung.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác