Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bạn nào dưới đây có thể đang cảm thấy căng thẳng?

  • A. Bạn Long đang ngồi ăn cơm cùng bố mẹ, anh chị em trong gia đình.
  • B. Bạn Đạt đi du lịch xa cùng gia đình.    
  • C. Bạn Duy đang chuẩn bị thi cuối học kì.
  • D. Bạn Hằng vui chơi cùng bạn bè. 

Câu 2: Trường hợp nào sau đây có thể khiến cho người khác cảm thấy căng thẳng?

  • A. Kết bạn với một người bạn mới. 
  • B. Chụp ảnh cùng người thân, bạn bè. 
  • C. Bị ai đó đe doạ.
  • D. Làm báo tường cùng các bạn cùng lớp.

Câu 3: Tình huống nào dưới đây không gây căng thẳng

  • A. Không mua được món đồ chơi yêu thích  
  • B. Có quá nhiều công việc cần hoàn thành trong một thời gian ngắn.
  • C. Làm việc sai trái nhưng chưa bị ai phát hiện.
  • D. Bị người khác trách mắng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 4: Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Yêu thương con người.
  • B. Căng thẳng.
  • C. Dũng cảm.
  • D. Đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 5: Chọn đáp án đúng: Di sản văn hóa là:

  • A. sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.   
  • B. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 
  • C. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
  • D. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Câu 6: Thế nào là di sản văn hoá vật thể? 

  • A. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 
  • B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 
  • C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 
  • D. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

Câu 7: Khái niệm nào sau đây đúng về di sản văn hoá phi vật thể? 

  • A. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. 
  • B. Sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.
  • C. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. 
  • D. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử thể hiện bản sắc của cộng đồng. 

Câu 8: Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Di sản văn hóa phi vật thể.
  • B. Di sản thiên nhiên.
  • C. Di sản văn hóa vật chất.
  • D. Di sản hỗn hợp.

Câu 9: Chữ tín là gì?

  • A. Sự kì vọng vào người khác. 
  • B. Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người. 
  • C. Sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân. 
  • D. Sự tự tin vào bản thân mình. 

Câu 10: Người như thế nào là người biết giữ chữ tín là gì?

  • A. Người coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. 
  • B. Người tôn trọng mọi người. 
  • C. Người coi thường lòng tin của mọi người đối với mình. 
  • D. Người yêu thương, tôn trọng mọi người. 

Câu 11: Đâu là biểu hiện của giữ chữ tín? 

  • A. Luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.
  • B. Luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc. 
  • C. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.  
  • D. Biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 12: Người giữ chữ tín sẽ không có hành động nào sau đây?

  • A. Lời nói đi đôi với việc làm.
  • B. Đến điểm hẹn đúng giờ như đã hứa.
  • C. Thực hiện đúng như lời đã hứa.
  • D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

Câu 13: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

  • A. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng. 
  • B. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.
  • C. Vất vả hơn so với những người khác.
  • D. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người. 

Câu 14: Thế nào là học tập tự giác, tích cực?

  • A. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. 
  • B. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. 
  • C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. 
  • D. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. 

Câu 15: Đâu không phải biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?  

  • A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
  • B. Xác định đúng mục đích học tập.
  • C. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. 
  • D. Có bài tập khó thì chép sách giải..

Câu 16: Tại sao chúng ta phải học tập tự giác, tích cực?

  • A. Giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • B. Giúp chúng ta có sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 
  • C. Gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng. 
  • D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 17: Khái niệm của quan tâm?

  • A. Là thường xuyên chú ý đến người khác.
  • B. Là thường xuyên để ý tiểu tiết. 
  • C. Là thường xuyên lo lắng đến vấn đề của người khác.
  • D. Là chỉ chú ý đến bản thân mình. 

Câu 18: Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Cảm thông.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Yêu thương.

Câu 19: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Nhân hậu
  • B. Cảm thông.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Vị tha.

Câu 20: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ

  • A. Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
  • B. Luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ.
  • C. Nhận được sự yêu quý của mọi người.
  • D. Có tiền đồ và tương lai sáng lạn hơn.

Câu 21: Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm: 

Điền và chỗ trống sau: “ .......... là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.” 

  • A. truyền thống dân tộc. 
  • B. truyền thống dòng họ. 
  • C. truyền thống gia đình. 
  • D. truyền thống quê hương.

Câu 22: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây ? 

  • A. Luôn có trách nhiệm với quê hương. 
  • B. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương. 
  • C. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. 
  • D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương. 

Câu 23: Trách nhiệm của học sinh để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương là gì?

  • A. Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ
  • B. Đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương
  • C. Làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng. 
  • D. Tìm hiểu văn hóa, các giá trị tốt đẹp của quê hương..

Câu 24: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua:

  • A. Lối sống của cộng đồng. 
  • B. Quan niệm, tư tưởng 
  • C. Thời gian. 
  • D. Định kiến xã hội. 

Câu 25: Đâu không phải truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam ta?

  • A. Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
  • B. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo 
  • C. Truyền thống nghệ thuật các làn điệu dân ca.
  • D. Truyền thống ăn trộm, ăn cắp vặt.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác