Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Âm nhạc 9 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài hát "Lí ngựa ô" thuộc dòng nhạc nào?

  • A. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
  • B. Dân ca Nam Bộ.
  • C. Dân ca Trung Bộ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Quãng tám là gì?

  • A. Khoảng cách giữa hai nốt nhạc cách nhau 8 bậc.
  • B. Khoảng cách giữa hai nốt nhạc cách nhau 7 bậc.
  • C. Khoảng cách giữa hai nốt nhạc bất kỳ.
  • D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 3: Kèn oboe và kèn cor thuộc loại nhạc cụ nào?

  • A. Nhạc cụ hơi.
  • B. Nhạc cụ dây.
  • C. Nhạc cụ gõ.
  • D. Đáp án khác

Câu 4: Bài hát Nối vòng tay lớn có các kí hiệu âm nhạc nào?

  • A. Móc giật, dấu luyến.
  • B. Khung thay đổi.
  • C. Dấu nối, dấu luyến.
  • D. Dấu nối, móc giật, dấu luyến và khung thay đổi.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

  • A. Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • B. Một số sáng tác tiêu biểu của Trịnh Công Sơn là Cát bụi, Diễm xưa, Hãy yêu nhau đi, Người con gái Việt Nam da vàng, Đất nước trọn niềm vui. 
  • C. Là Hội viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập phụ sản Thế giới Âm Nhạc.
  • D. Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1958, đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca.

Câu 6: Ai là tác giả bài hát Đường chúng ta đi?

  • A. Đặng Kim Tuyền.
  • B. Nguyễn Kim Anh.
  • C. Văn Cao.
  • D. Huy Du.

Câu 7: Tác phẩm nhạc không lời của nhạc sĩ Huy Du là

  • A. Sẽ về Thủ Đô.
  • B. Trên đỉnh Trường Sơn ta hét.
  • C. Anh vẫn hành quân.
  • D. Kể chuyện sông Hồng.

Câu 8: Bài hát Đường chúng ta đi được thu thanh từ đầu năm 1969 vào tối giao thừa Tết Âm lịch do ai thể hiện

  • A. Quý Dương.
  • B. NSƯT Kim Oanh.
  • C. Quang Hưng.
  • D. Trọng Tấn.

Câu 9: Ai là tác giả bài hát Thời thanh niên sôi nổi?

  • A. Đinh Mạnh Ninh.
  • B. Pakhmutova.
  • C. Phạm Tuyên.
  • D. Nguyễn Đức Trung.

Câu 10: Bài hát Bảy sắc cầu vồng được nhạc sĩ Hoàng Vân phổ nhạc từ

  • A. nhạc dân tộc.
  • B. nhạc nước ngoài.
  • C. bài thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh.
  • D. bài thơ của nhà thơ Như Mai.

Câu 11: Hai loại kèn oboe được sử dụng nhiều nhất là

  • A. kèn shaw và kèn musette.
  • B. kèn oboe và kèn heckelphone.
  • C. kèn oboe và kèn oboe alto.
  • D. kèn oboe d’amore và kèn oboe alto.

Câu 12: Để tạo âm thanh kèn cor, người sử dụng cần

  • A. thổi qua loa kèn.
  • B. thổi qua búp kèn.
  • C. thổi qua dăm kép.
  • D. thổi qua lỗ kèn một góc khoảng 45 độ.

Câu 13: : Bản giao hưởng thường có

  • A. 1 chương nhạc.
  • B. 6 chương nhạc.
  • C. 4 chương nhạc. 
  • D. 2 chương nhạc.

Câu 14: Thể loại âm nhạc quy mô rất lớn cho dàn nhạc giao hưởng biểu diễn trong các phòng hòa nhạc hoặc sân khấu lớn, là đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc là

  • A. sonata.
  • B. giao hưởng.
  • C. waltz.
  • D. bài ca không lời.

Câu 15: Nhạc sĩ nào vừa là nhà soạn nhạc nổi tiếng vừa là một là nghệ sĩ biểu diễn piano những bài ca không lời xuất chúng?

  • A. Paul Richard Schumann.
  • B. Franz Liszt.
  • C. Frederic Chopin.
  • D. Edvard Grieg.

Câu 16: Khi dịch giọng, bản nhạc có sự thay đổi về

  • A. hóa biểu, tên nốt nhạc.
  • B. dấu nhắc lại, hóa biểu.
  • C. dấu nhắc lại, dấu luyến.
  • D. hợp âm, giai điệu.

Câu 17: Sau khi dịch giọng thành giọng La trưởng, bài hát Nụ cười xuất hiện điều gì?

TRẮC NGHIỆM
  • A. 2 dấu thăng và âm chủ Si.
  • B. 3 dấu thăng và âm chủ Rê.
  • C. 2 dấu thăng và âm chủ Đô.
  • D. 3 dấu thăng và âm chủ La.

Câu 18: Câu 2 của bài hát Lí ngựa ô

  • A. Anh tra khốp bạc ... anh bịt đồng (thả).
  • B. Anh ư ... về dinh.
  • C. Khốp con ngựa ... về dinh.
  • D. Khốp con ngựa ... kiệu vàng.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không đúng về bài dân ca Lí ngựa ô?

  • A. Tính chất âm nhạc duyên dáng, giai điệu mượt mà.
  • B. Mang đậm âm hưởng, ngữ điệu và phong cách của người dân Trung Bộ.
  • C. Một mùa xuân tràn đầy sức sống đang về trên quê hương.
  • D. Thấm đượm tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa.

Câu 20: Thể loại nào của dân ca Nam Bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể?

  • A. Lý Nam Bộ.
  • B. Hò.
  • C. Cải lương.
  • D. Đờn ca tài tử.

Câu 21: Nhã nhạc xuất hiện vào khoảng 

  • A. thế kỉ XV.
  • B. thế kỉ XX.
  • C. thế kỉ XVI.
  • D. thế kỉ XII.

Câu 22: Dàn nhạc cung đình được tổ chức thành 2 dàn là

  • A. hát bè và đối đáp.
  • B. đại nhạc và lĩnh xướng.
  • C. đại nhạc và tiểu nhạc.
  • D. tiểu nhạc và nhạc cụ.

Câu 23: Dàn đại nhạc được diễn tấu trong các nghi thức quan trọng như

  • A. yến tiệc của triều đình, lễ hội, Tết Nguyên đán,...
  • B. lễ tế đàn Nam Giao, Tết Nguyên Đán, tế Miếu,...
  • C. lễ tế đàn Nam Giao, tế Miếu, Đại triều,...
  • D. yến tiệc của triều đình, Đại triều, tế Miếu, lễ hội,...

Câu 24: Quan sát hình ảnh và cho biết đâu là trang phục khi biểu diễn Nhã nhạc Cung đình Huế?

TRẮC NGHIỆM

Hình 1

TRẮC NGHIỆM

Hình 2

TRẮC NGHIỆM

Hình 3

TRẮC NGHIỆM

Hình 4

  • A. Hình 2.
  • B. Hình 3.
  • C. Hình 1.
  • D. Hình 4.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác