Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Lượm

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Lượm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Tác giả của bài thơ Lượm là ai?

  • A. Tô Hoài
  • B. Tế Hanh
  • C. Tố Hữu
  • D.  Xuân Quỳnh

Câu 2: Những yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?

  • A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
  • B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu.
  • C. Biện pháp so sánh.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời gian nào:

  • A. Trước Cách Mạng Tháng Tám
  • B. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
  • C. Khi đất nước hòa bình thống nhất
  • D. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ

Câu 4: Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ nào?

  • A. Bốn chữ.
  • B. Sáu chữ.
  • C. Năm chữ.
  • D. Bảy chữ.

Câu 5: Bài thơ Lượm được kể bằng lời của ai?

  • A. Nhân vật Lượm
  • B. Người chú 
  • C. Người bạn
  • D. Người mẹ của Lượm

Câu 6: Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?

  • A. Du kích.
  • B. Dân công.
  • C. Liên lạc.
  • D. Bộ đội.

Câu 7: Vẻ đẹp của chú bé Lượm trong bài thơ thể hiện ở khổ thơ thứ hai và thứ ba là vẻ đẹp:

  • A. rắn rỏi, cương nghị
  • B. hiền lành,dễ thương
  • C. hoạt bát, hồn nhiên
  • D. khỏe mạnh, cứng cáp

Câu 8: Ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng…

  • A. Tâm hồn Lượm hòa vào hương lúa, đồng quê
  • B. Tâm hồn Lượm ngát thơm như hương lúa
  • C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Trong bài thơ "Lượm", tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  • A. Miêu tả, tự sự, biểu cảm
  • B. Tự sự, biểu cảm
  • C. Miêu tả, tự sự
  • D. Biểu cảm

Câu 10: Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?

  • A. Sự hồi hộp, lo lắng
  • B. Sự bàng hoàng, xót xa
  • C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
  • D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Soạn bài: Lượm


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo