Trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX (PHẦN 3)
Câu 1: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Đố ai ngang dọc vẫy vùng
Vụ Quang khởi nghĩa, hợp cùng văn thân
Cần vương nổi tiếng xa gần
Tinh thần kháng địch bội phần lên cao?”
- A. Nguyễn Thiện Thuật.
- B. Hoàng Hoa Thám.
C. Phan Đình Phùng.
- D. Đinh Công Tráng.
Câu 2: Đâu không phải một nhà thơ ở nửa đầu thế kỉ XIX?
A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
- B. Hồ Xuân Hương
- C. Nguyễn Du
- D. Cao Bá Quát
Câu 3: Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm nào?
- A. 1860
- B. 1868
C. 1862
- D. 1864
Câu 4: Đâu là chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?
- A. Chủ trương đóng cửa, không giao lưu với bất cứ nước nào, kể cả các nước láng giềng.
- B. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước Âu – Mỹ, nhất là với Pháp, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với nhà Thanh
C. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp
- D. Mở cửa giao thương, tiếp thu văn hoá của tất cả các nước trên thế giới.
Câu 5: Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp vào đầu thế kỉ XX đã làm cho tình hình Việt Nam biến đổi như thế nào?
- A. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là kinh tế và chính trị.
B. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- C. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa tư sản Việt với tư sản Pháp, giữa vô sản Việt với vô sản Pháp.
- D. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là giáo dục và văn hoá.
Câu 6: Tháng 11/1873, quân triều đình nhà Nguyễn phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, thực hiện cuộc phục kích quân Pháp tại
- A. Tiên Du (Bắc Ninh).
B. Kim Sơn (Ninh Bình).
- C. Cầu Giấy (Hà Nội).
- D. Tiền Hải (Nam Định).
Câu 7: Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiếp tục chuẩn bị thực hiện kế hoạch đánh chiếm:
A. Bắc Kì, Trung Kì
- B. Bắc Kì và miền bắc Lào
- C. Trung Kì và miền đông Campuchia
- D. Hà Nội, Hải Phòng
Câu 8: Phan Huy Chú đã biên soạn tác phẩm nào dưới đây?
- A. Đại Nam thực lục.
- B. Gia Định thành thông chí.
C. Lịch triều hiến chương loại chí.
- D. Đại Nam nhất thống chí.
Câu 9: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
- A. Xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
- B. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
C. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
- D. Xác định được con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Câu 10: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX?
- A. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành
B. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất
- C. Khởi nghĩa của Nông Văn Vân
- D. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát
Câu 11: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:
- A. 18 lộ và 2 phủ
- B. 63 tỉnh thành
- C. 14 phủ và 1 thành
D. 30 tỉnh và 1 phủ
Câu 12: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì?
- A. Bị thương nặng trong khi tham chiến
- B. Bị tai nạn
- C. Bệnh nặng, tuổi cao
D. Bị tay sai Pháp giết hại
Câu 13: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy?
- A. Đánh trực diện
- B. Loạn tiễn
C. Du kích
- D. Mua chuộc đối phương
Câu 14: Tháng 4 – 1882, quân Pháp lấy cớ gì để đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành?
- A. Hiệp ước Nam Kì bị huỷ bỏ
- B. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất
C. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất
- D. Hiệp ước Bắc Kì bị huỷ bỏ
Câu 15: Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê không bao gồm:
- A. Các huyện miền Tây Thanh Hoá
- B. Quảng Bình
- C. Nghệ An
D. Bắc Giang
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ở thời nhà Nguyễn?
- A. Triều đình lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.
B. Khoảng năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ “Đại Việt nhất thống toàn đồ” thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
- C. Đến thời Minh Mạng, hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh: việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
- D. Thời Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Câu 17: Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn thuộc về cơ quan nào?
- A. Quốc tử giám.
- B. Tông nhân phủ.
C. Quốc sử quán.
- D. Đô Sát Viện.
Câu 18: Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi
- A. dập tắt được các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam.
- B. thiết lập được bộ máy cai trị của chính quyền thực dân ở khắp ba kì.
C. kí với nhà Nguyễn hai bản hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.
- D. triệt hạ được mọi hành động của phái chủ chiến trong triều đình.
Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về Phan Châu Trinh?
- A. Ông từng đỗ Phó bảng và được bổ dụng một chức quan trong triều đình, nhưng sau một thời gian ngắn, ông đã từ quan về quê, dốc lòng hoạt động cứu nước.
B. Cuộc vận động Duy tân thất bại do chỉ tập trung vào vấn đề cách mạng.
- C. Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
- D. Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Câu 20: Chính sách nào sau đây về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là không đúng?
- A. Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.
- B. Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.
C. Phân ruộng đất cho người dân, xây dựng các nông trường cung cấp việc làm cho nhân dân.
- D. Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,...
Câu 21: Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong những năm 1885 - 1888 là gì?
A. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.
- B. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.
- C. Xây dựng hệ thống chiến lũy kiên cố để chiến đấu.
- D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp.
Câu 22: Ai là người chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy?
- A. Phan Đình Phùng
- B. Tôn Thất Thuyết
- C. Đề Thám
D. Nguyễn Thiện Thuật
Câu 23: Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
A. cuộc vận động Duy tân.
- B. phong trào Đông du.
- C. vụ Hà thành đầu độc.
- D. phong trào Cần vương.
Câu 24: Khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào năm nào?
- A. 1883
B. 1885
- C. 1892
- D. 1896
Câu 25: Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)?
- A. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- B. Lan rộng từ Bắc vào Nam, dần quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn.
- C. Chuyển từ chống ngoại xâm sang chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
D. Đấu tranh quyết liệt, song còn lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào thống nhất.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2)
Bình luận