Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX (PHẦN 2)

Câu 1: Bức ảnh sau đây mô tả hoạt động gì?

 

  • A. Nông dân cấy lúa
  • B. Công nhân khai thác mỏ
  • C. Đào giếng
  • D. Dựng lều trại

Câu 2: Trong những năm 1854 - 1856, ở khu vực Hà Nội (Việt Nam) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

  • A. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành.
  • B. Khởi nghĩa của Lê Duy Lương.
  • C. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát.
  • D. Khởi nghĩa của Nông Văn Vân.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về nhã nhạc cung đình?

  • A. UNESCO đã ghi danh Nhã nhạc là Di sản văn hoá vật thể đại diện của nhân loại (2008).
  • B. Người sáng tạo và biểu diễn hầu hết là những nhạc sĩ, nghệ sĩ giỏi từ dân gian, được sung vào cung để phục vụ triều đình.
  • C. Nhã nhạc cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Lý – Trần, được bổ sung, phát triển dưới thời Nguyễn.
  • D. Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.

Câu 4: Quân ta đáp trả như thế nào với hành động của Pháp “Tháng 02/1859, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.”?

  • A. Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ.
  • B. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.
  • C. Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
  • D. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau đó mới được thả về lại đứng lên chống Pháp.
  • B. Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, Trương Định (1820 – 1864) đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước, anh dũng chiến đấu chống giặc.
  • C. Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân
  • D. Trong cuộc càn quét của triều đình nhà Nguyễn, Trương Định bị thương, ông đã rút súng tự sát để bảo toàn khí tiết.

Câu 6: Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị nhất phần lớn được sáng tác bằng:

  • A. Chữ Hán
  • B. Chữ Nôm
  • C. Chữ Quốc ngữ
  • D. Chữ Việt cổ

Câu 7: Bản đồ này mô tả cuộc khởi nghĩa nào?

 

  • A. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
  • B. Khởi nghĩa Hương Khê
  • C. Khởi nghĩa Bãi Sậy
  • D. Khởi nghĩa Ba Đình

Câu 8: Nguyễn Trung Trực có câu nói nổi tiếng là gì?

  • A. Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây
  • B. Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn là những kẻ bạo tàn, chúng ta cần phá tan cái gông cùm này.
  • C. Người Việt Nam quyết tiến.
  • D. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Câu 9: Tôn Thất Thuyết là:

  • A. Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính
  • B. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Đảng Cộng sản
  • C. Binh bộ Thị lang, thành viên Quân cơ
  • D. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Chính phủ

Câu 10: Nguyên nhân nào khiến quân đội nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định (năm 1860)?

  • A. Thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
  • B. Lực lượng ít; vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.
  • C. Sai lầm về đường lối chỉ đạo chiến đấu.
  • D. Quân Pháp chiếm ưu thế áp đảo về lực lượng.

Câu 11: Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)?

  • A. Giành thắng lợi, lật đổ được ách thống trị của thực dân Pháp.
  • B. Có thời gian tồn tại dài nhất trong phong trào Cần vương.
  • C. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
  • D. Tự phát, không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương.

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp, thương nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.
  • B. Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.
  • C. Nhà nước giảm thuế, thi hành chính sách mở cửa, thợ giỏi không còn bị bắt vào làm trong các quan xưởng, nhiều ngành nghề được hồi phục.
  • D. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút.

Câu 13: Phong trào Đông Du tan rã năm nào?

  • A. 1910
  • B. 1909
  • C. 1905
  • D. 1904

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về Phan Bội Châu?

  • A. Cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương bị dập tắt, ông bắt đầu tìm người cùng chí hướng “xuất dương cầu ngoại viện” để “cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập".
  • B. Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từng đỗ đầu kì thi Hương.
  • C. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.
  • D. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Đông du, với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.

Câu 15: Sự nào xảy ra ngay trước sự kiện “Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.”?

  • A. Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
  • B. Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.
  • C. Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.
  • D. Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.

Câu 16: Đâu không phải một công trình khoa học tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  • B. Quốc âm thi tập
  • C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
  • D. Nhất thống địa dư chí

Câu 17: Điểm giống nhau giữa xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?

  • A. Xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
  • B. Có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
  • C. Không bị động trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
  • D. Do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.

Câu 18: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 19: Danh y Lê Hữu Trác là tác giả của bộ sách y dược học nào sau đây ?

  • A. Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
  • B. Nam dược thần hiệu.
  • C. Bảo anh lương phương.
  • D. Bản thảo cương mục.

Câu 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ở sáu tỉnh Nam Kì trong những năm 1862 - 1874 thất bại là do

  • A. tương quan lực lượng không có lợi cho Việt Nam.
  • B. phe chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng.
  • C. triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng quân Pháp.
  • D. thực dân Pháp có sự giúp sức, hỗ trợ của Tây Ban Nha.

Câu 21: Đâu là hoạt động đề nghị cải cách của Viện Thương Bạc?

  • A. Từ năm 1863 đến năm 1871, đã gửi lên triều đình nhiều bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.
  • B. Năm 1868, đề nghị mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cổ quốc phòng.
  • C. Năm 1873, đề nghị mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung, phát triển ngoại thương.
  • D. Gửi các bản "Thời vụ sách" (thượng và hạ) lên vua Tự Đức vào các năm 1877, 1882, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Câu 22: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) được đặt tại địa phương nào?

  • A. Huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An).
  • B. Huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh).
  • C. Huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh).
  • D. Huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa).

Câu 23: Phong trào Cần vương kéo dài được đến:

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Giữa thế kỉ XIX
  • C. Cuối thế kỉ XIX
  • D. Giữa thế kỉ XX

Câu 24: Đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

  • A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
  • B. Khởi nghĩa Hương Khê
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình
  • D. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 25: Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?

  • A. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
  • B. Tác động mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới.
  • C. Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.
  • D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác