Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 kết nối tri thức kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lịch sử được hiểu là

  • A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
  • C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.
  • D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Câu 2: Hiện thực lịch sử được hiểu là

  • A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.
  • B. những hiểu biết của con người về quá khứ.
  • C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.
  • D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?

  • A. Là nhận thức của con người về quá khứ.
  • B. Tồn tại hoàn toàn khách quan.
  • C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.
  • D. Có thể thay đổi theo thời gian.

Câu 4: Nhận thức lịch sử được hiểu là

  • A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
  • B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
  • C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
  • D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

  • A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
  • B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
  • C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.
  • D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

Câu 6: Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?

  • A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất.
  • B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
  • C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.
  • D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.

Câu 7: Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là

  • A. sử dụng tri thức lịch sử để hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
  • B. sử dụng những kiến thức trong quá khứ để thay đổi cuộc sống hiện tại.
  • C. kết nối giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử bằng các nguồn sử liệu.
  • D. sưu tầm và sử dụng các nguồn sử liệu để làm sáng tỏ hiện thực lịch sử.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?

  • A. Đọc sách lịch sử.
  • B. Tham quan di tích lịch sử.
  • C. Xem phim khoa học viễn tưởng.
  • D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?

  • A. Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường.
  • B. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.
  • C. Những thế hệ học sinh đầu tiên của trường.
  • D. Định hướng phát triển của trường trong tương lai.

Câu 10: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm

  • A. đúng, vì chỉ học sinh và sinh viên mới cần học tập lịch sử.
  • B. đúng, vì đây là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và đại học.
  • C. sai, vì học tập và tìm hiểu lịch sử chỉ dành cho các nhà sử học.
  • D. sai, vì tất cả mọi người đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử.

Câu 11: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?

  • A. Là nguồn sử liệu tin cậy của Sử học.
  • B. Dự báo sự kiện xảy ra trong tương lai.
  • C. Là nền tảng lưu giữ hiện thực lịch sử.
  • D. Phục vụ quá trình sưu tầm sử liệu.

Câu 12: Ngành Địa lí - Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?

  • A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.
  • B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
  • C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.
  • D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn.

Câu 13: Các ngành công nghệ số và viễn thám có vai trò như thế nào đối với Sử học?

  • A. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
  • B. Tái hiện quá khứ một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
  • C. Cung cấp phương pháp thống kê, đo đạc và tính toán số liệu lịch sử.
  • D. Hỗ trợ tìm kiếm dấu vết, thu thập sử liệu trong nghiên cứu lịch sử.

Câu 14: Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?

  • A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
  • B. Cung cấp thông tin về địa hình, khí hậu của các vùng miền.
  • C. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.
  • D. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.

Câu 15: Sử học và các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có mối liên hệ như thế nào?

  • A. Tồn tại độc lập và tách biệt với nhau.
  • B. Mối liên hệ tương hỗ, tác động qua lại.
  • C. Chỉ có các ngành khoa học tác động đến Sử học.
  • D. Chỉ có Sử học tác động lên các ngành khoa học.

Câu 16: Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

  • A. Xác định giá trị thực tế của di sản.
  • B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
  • C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
  • D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.

Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

  • A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
  • B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
  • C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
  • D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.

Câu 18: Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

  • A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.
  • C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.
  • D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.

Câu 19: Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là

  • A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản.
  • B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ.
  • C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
  • D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản.

Câu 20: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?

  • A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học.
  • B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.
  • C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.
  • D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.

Câu 21: Nội dung nào sau đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh?

  • A. Khi nền công nghiệp xuất hiện.
  • B. Khi con người được hình thành.
  • C. Khi nhà nước xuất hiện.
  • D. Khi nền nông nghiệp ra đời.

Câu 22: Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

  • A. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.
  • B. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.
  • C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp.
  • D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 23: Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

  • A. Hy Lạp và La Mã.
  • B. Ấn Độ và Trung Hoa.
  • C. Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • D. La Mã và A-rập.

Câu 24: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?

  • A. Thời kì cổ đại.
  • B. Thời kì trung đại.
  • C. Thời kì cận đại.
  • D. Thời kì hiện đại.

Câu 25: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?

  • A. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.
  • B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo trong lịch sử.
  • C. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
  • D. Là toàn bộ giá trị vật chất của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 26: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?

  • A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ven sông.
  • B. Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng.
  • C. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển giao thông.
  • D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa quanh năm.

Câu 27: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại là

  • A. địa chủ và nông dân.
  • B. lãnh chúa và nông nô.
  • C. chủ nô và nô lệ.
  • D. quý tộc và nô tỳ.

Câu 28: Những ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là

  • A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • B. công nghiệp và thương nghiệp.
  • C. thương nghiệp và nông nghiệp.
  • D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 29: Nhà nước ở Hy Lạp thời cổ đại được tổ chức theo hình thức nào sau đây?

  • A. Thành bang.
  • B. Đế chế.
  • C. Thành thị.
  • D. Đế quốc.

Câu 30 Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ hình nêm.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ La-tinh.

Câu 31: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy nước Anh sớm tiến hành Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

  • A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
  • B. Có nguồn tích lũy vốn và nhân công lớn.
  • C. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất.
  • D. Đi đầu trong các cuộc đại phát kiến địa lí.

Câu 32: Ai là người chế tạo thành công máy kéo sợi Gien-ni (1764)?

  • A. Giêm Oát.
  • B. Giêm Ha-gri-vơ.
  • C. Ri-chác Ác-rai
  • D. Ét-mơn Các-rai.

Câu 33: Người phát minh máy hơi nước (năm 1784) là

  • A. Giôn Cay.
  • B. Ét-mơn Các-rai.
  • C. Giêm Oát.
  • D. Hen-ri Cót.

Câu 34: Người chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên (năm 1804) là

  • A. Ri-chác Tơ-re-vi-thích.
  • B. Hen-ri Cót.
  • C. Ét-mơn Các-rai.
  • D. Ri-chác Ác-rai.

Câu 35: Người đầu tiên chế tạo thành công tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước (năm 1807) là

  • A. Ét-mơn Các-rai.
  • B. Ri-chác Ác-rai.
  • C. Giôn Cay.
  • D. Rô-bớt Phơn-tơn.

Câu 36: Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

  • A. Thuyết tương đối.
  • B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
  • C. Thuyết di truyền.
  • D. Thuyết tế bào.

Câu 37: Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của

  • A. động cơ điện.
  • B. máy tính.
  • C. máy hơi nước.
  • D. ô tô.

Câu 38: Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

  • A. Liên Xô.
  • B. Mĩ.
  • C. Anh.
  • D. Trung Quốc.

Câu 39: Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. Đức.
  • D. Mĩ.

Câu 40: Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.
  • B. Giải phóng sức lao động của con người.
  • C. Góp phần nâng cao năng suất lao động.
  • D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác