Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 4 Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 4 Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời:

  • A. Lý - Trần
  • B. Lê Sơn
  • C. Hậu Lê
  • D. Nhà Hồ

Câu 2: Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì ?

  • A. Đảm bảo tính nguyên trạng, "Yếu tố gốc cấu thành di tích", "tính xác thực", "tính toàn vẹn", "giá trị nổi bật"
  • B. Đảm bảo tính nguyên trạng, "giá trị nổi bật", mà di tích lịch sử-văn hóa vốn có
  • C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp
  • D. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ

Câu 3: Phố cổ Hà Nội chứa đựng bao nhiêu di tích?

  • A. 131 di tích
  • B. 121 di tích
  • C. 141 di tích
  • D. 111 di tích

Câu 4:  Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?

  • A. Xuất bản
  • B. Quảng cáo
  • C. Thủ công mĩ nghệ
  • D. Du lịch văn hóa

Câu 5:  Ý nào không phải tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:

  • A. Tạo nên các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản, thúc đẩy nhu cầu du lịch của con người.
  • B. Là nguyên nhân chính thúc đẩy nền khoa học công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển.
  • C. Là nguồn thúc đẩy sức tăng cường, bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa của địa phương, dân tộc. 
  • D. Tạo nên kho tàng di sản vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc và giàu giá trị

Câu 6: Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm ngành nào sau đây?

  • A. Du lịch văn hóa
  • B. Công nghệ thông tin
  • C. Sinh học
  • D. Y khoa

Câu 7: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động

  • A. Tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản
  • B. Phát triển và lan toả các giá trị di sản
  • C. Lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản
  • D. Quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản

Câu 8: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần:

  • A. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
  • B. Bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm
  • C. Phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là

  • A. Di sản văn hoá đặc biệt
  • B. Di sản văn hoá quốc gia
  • C. Nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt
  • D. Di tích lịch sử quan trọng đặc biệt

Câu 10: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

  • A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin
  • B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế
  • C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy
  • D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt

Câu 11: Đâu là di sản văn hóa thiên nhiên?

  • A. Phố cổ Hội An
  • B. Vinh Hạ Long
  • C. Thành nhà Hồ
  • D. Thánh địa Mỹ Sơn

Câu 12: Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

  • A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác
  • B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản
  • C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản
  • D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản

Câu 13: Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

  • A. lịch sử, văn hoá, khoa học
  • B. khoa học, kinh tế, chính trị
  • C. kinh tế, giáo dục, văn hoá
  • D. khoa học, kinh tế, văn hoá

Câu 14: Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?

  • A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học
  • B. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học
  • C. Quảng bá, lan tỏa rộng rãi những tri thức, giá trị lịch sử dưới nhiều hình thức
  • D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất cho công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử

Câu 15: Công nghiệp văn hoá có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học?

  • A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc
  • B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử
  • C. Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển bền vững
  • D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động

Câu 16: Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là

  • A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản
  • B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ
  • C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu
  • D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản

Câu 17: Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?

  • A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản
  • B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá
  • C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản
  • D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?

  • A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài
  • B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch
  • C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch
  • D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững

Câu 19: Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?

  • A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc
  • B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển
  • C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá
  • D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động

Câu 20: Các địa danh: Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),... có điểm chung gì?

  • A. Có sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnh quan
  • B. Có dân số đông, thuận lợi cho hoạt động kinh tế và du lịch
  • C. Có cảnh quan hiện đại, đặc sắc
  • D. Có nhiều địa điểm giải trí

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác