Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

  • A. Là nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.
  • B. Là nền tảng để tiến hành liên minh với các dân tộc láng giềng.
  • C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
  • D. Là cơ sở để mở rộng giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 2: Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

  • A. tạo nên sự phong phú về văn hóa giữa các vùng miền đất nước.
  • B. tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa.
  • C. thống nhất đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • D. tạo điều kiện mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.

Câu 3: Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
  • B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
  • C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
  • D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.
Câu 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?
  • A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  • B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
  • C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
  • D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.

Câu 5: Nho giáo có hạn chế nào sau đây?

  • A. Gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng giữa con người với nhau.
  • B. Tạo ra tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên trong xã hội.
  • C. Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội.
  • D. Góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép và ổn định.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?

  • A. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.
  • B. Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống.
  • C. Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực trong các thời kì lịch sử.
  • D. Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.

Câu 7: Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

  • A. Lý.
  • B. Trần.
  • C. Lê sơ.
  • D. Nguyễn.

Câu 8: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:

“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.

  • A. Ngữ hệ.
  • B. Tiếng nói.
  • C. Chữ viết.
  • D. Ngôn từ.

Câu 9: Tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào sau đây?

  • A. Ngữ hệ H’Mông - Dao.
  • B. Ngữ hệ Nam Á.
  • C. Ngữ hệ Hán - Tạng.
  • D. Ngữ hệ Thái - Ka-đai.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?

  • A. Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
  • B. Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ.
  • C. Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất.
  • D. Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Câu 11: Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
  • A. Liên Xô.
  • B. Mĩ.
  • C. Anh.
  • D. Trung Quốc.

Câu 12: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?

  • A. Chữ Chăm cổ.
  • B. Chữ Khơ-me cổ.
  • C. Chữ Miến cổ.
  • D. Chữ Nôm.

Câu 13: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh

  • A. nông nghiệp lúa nước.
  • B. thương nghiệp đường biển.
  • C. thương nghiệp đường bộ.
  • D. thủ công nghiệp đúc đồng.

Câu 14: Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?

  • A. Thái Lan.
  • B. Lào.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Việt Nam.

Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

  • A. Mang đậm ảnh hưởng từ bên ngoài.
  • B. Mang màu sắc tôn giáo rõ nét.
  • C. Là tín ngưỡng của cư dân du mục.
  • D. Lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên.

Câu 16: Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á mang đặc điểm của hai đại chủng tộc nào sau đây?

  • A. Nê-grô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
  • B. Ơ-rô-pê-ô-ít và Môn-gô-lô-ít.
  • C. Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
  • D. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.

Câu 17: Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

  • A. Thuyết tương đối.
  • B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
  • C. Thuyết di truyền.
  • D. Thuyết tế bào.

Câu 18: Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

  • A. Liên Xô.
  • B. Mĩ.
  • C. Anh.
  • D. Trung Quốc.

Câu 19: Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là

  • A. Phố Hiến.
  • B. Hội An.
  • C. Thanh Hà.
  • D. Thăng Long.

Câu 20: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

  • A. Chữ Phạn.
  • B. Chữ Nôm.
  • C. Chữ La-tinh.
  • D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 21: Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là

  • A. Quốc sử quán.
  • B. Nội mệnh phủ.
  • C. Hàn lâm viện.
  • D. Ngự sử đài.

Câu 22: Một trong những nhà toán học tiêu biểu của nước ta thời kì phong kiến là

  • A. Phan Huy Chú.
  • B. Ngô Sĩ Liên.
  • C. Lê Văn Hưu.
  • D. Lương Thế Vinh.

Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?

  • A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
  • B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.
  • C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
  • D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.

Câu 24: Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của những quốc gia nào?

  • A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • B. Ấn Độ và Trung Quốc.
  • C. A-rập và Ấn Độ.
  • D. Hy Lạp và La Mã.

Câu 25: Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?

  • A. Thờ Chúa.
  • B. Ăn trầu.
  • C. Nhuộm răng.
  • D. Xăm mình.

Câu 26: Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học

  • A. chữ viết.
  • B. chữ Hán.
  • C. truyền miệng.
  • D. chữ Quốc ngữ.

Câu 27: Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Thờ Đức Phật.
  • C. Sùng bái tự nhiên.
  • D. Tín ngưỡng phồn thực.

Câu 28: Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

  • A. cá.
  • B. rau.
  • C. thịt.
  • D. gạo.

Câu 29: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
  • B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
  • C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
  • D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.

Câu 30: Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á thông qua

  • A. các thợ thủ công.
  • B. các thương gia và tu sĩ.
  • C. quý tộc và tăng lữ.
  • D. các nhà sư và giáo sĩ.

Câu 31: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam?

  • A. Thương nghiệp đường biển là ngành kinh tế chính.
  • B. Nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp.
  • C. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • D. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành kinh tế chủ đạo.

Câu 32: Lương thực chính của các dân tộc ở Việt Nam là

  • A. thịt, cá.
  • B. rau, củ.
  • C. cá, rau.
  • D. lúa, ngô.

Câu 33: Nhà ở của người Kinh, Hoa và Chăm chủ yếu là loại nhà nào?

  • A. Nhà sàn.
  • B. Nhà thuyền.
  • C. Nhà rông.
  • D. Nhà trệt.

Câu 34: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

  • A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.
  • B. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng.
  • C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội.
  • D. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 35: Một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

  • A. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
  • B. tác động của xu thế toàn cầu hóa.
  • C. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
  • D. tác động của cục diện đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 36: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?

  • A. Văn hóa Óc Eo.
  • B. Văn Hóa Phùng Nguyên.
  • C. Văn hóa Đồng Đậu.
  • D. Văn hóa Gò Mun.

Câu 37: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?

  • A. Kinh tế thương mại đường biển.
  • B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.
  • C. Kinh tế thủ công nghiệp.
  • D. Kinh tế thương mại đường bộ.

Câu 38: Ba nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là

  • A. bình đẳng, tự quyết và tương trợ nhau cùng phát triển.
  • B. đoàn kết, dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc.
  • C. bình đẳng, chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
  • D. đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng phát triển.

Câu 39: Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?

  • A. Hin-đu giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Nho giáo.
  • D. Hồi giáo.

Câu 40: Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?

  • A. Ma-lai-xi-a.
  • B. Phi-líp-pin.
  • C. Xin-ga-po.
  • D. In-đô-nê-xi-a.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác