Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 8 kết nối Bài 45 Sinh quyển

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 45 Sinh quyển - Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhân tố nào là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loài sinh vật?

  • A. Khí hậu.
  • B. Đất.
  • C. Nước.
  • D. Con người.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

  • A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
  • B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
  • C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
  • D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.

Câu 3: Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là..........của nhiều loài sinh vật.

  • A. thành phần.
  • B. điều kiện sống.
  • C. môi trường sống.
  • D. thức ăn.

Câu 4: Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là

  • A. độ ẩm.
  • B. nơi sống.
  • C. thức ăn.
  • D. nhiệt độ.

Câu 5: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới nóng?

  • A. Xavan.
  • B. Rừng xích đạo.
  • C. Rừng nhiệt đới ẩm.
  • D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?

  • A. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  • B. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển.
  • C. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
  • D. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét.

Câu 7: Giới hạn của sinh quyển bao gồm

  • A. phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.
  • B. phần thấp tầng đối lưu, toàn bộ thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển.
  • C. phần trên tầng đối lưu, phần dưới của tầng bình lưu và toàn bộ thuỷ quyển.
  • D. phần thấp tầng đối lưu, phần trên tầng bình lưu, đại dương và đất liền.

Câu 8: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

  • A. Đài nguyên.
  • B. Bán hoang mạc.
  • C. Rừng nhiệt đới ẩm.
  • D. Rừng hỗn hợp.

Câu 9: Yếu tố khí hậu nào sau đây không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Độ ẩm.
  • D. Nước.

Câu 10: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

  • A. Rừng xích đạo.
  • B. Xavan.
  • C. Rừng nhiệt đới ẩm.
  • D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 11: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

  • A. toàn bộ thực vật sinh sống.
  • B. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.
  • C. toàn bộ sinh vật sinh sống.
  • D. thực, động vật; vi sinh vật.

Câu 12: Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố các vành đai thực vật thông qua

  • A. độ ẩm và lượng mưa.
  • B. lượng mưa và gió.
  • C. độ ẩm và khí áp.
  • D. nhiệt độ và độ ẩm.

Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

  • A. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  • B. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  • C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  • D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?

  • A. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  • B. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển.
  • C. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
  • D. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét.

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng?

  • A. Sinh vật tập trung với mật độ cao nhất ở nơi có thực vật sinh sống.
  • B. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển.
  • C. Cấu trúc sinh quyển được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.
  • D. Khối lượng vật chất của sinh quyển nhiều hơn so với các quyển khác.

Câu 16: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật?

  • A. Hướng nghiêng.
  • B. Hướng sườn.
  • C. Độ dốc.
  • D. Độ cao.

Câu 17: Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

  • A. Hướng nghiêng và độ dốc.
  • B. Hướng sườn và độ cao.
  • C. Độ dốc và hướng sườn.
  • D. Độ cao và hướng nghiêng.

Câu 18: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường đới ôn hoà?

  • A. Rừng lá rộng.
  • B. Rừng lá kim.
  • C. Xavan.
  • D. Thảo nguyên.

Câu 19: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

  • A. Rừng lá rộng.
  • B. Rừng lá kim.
  • C. Xavan.
  • D. Thảo nguyên.

Câu 20: Nhận định nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

  • A. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.
  • B. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.
  • C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm.
  • D. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

Câu 21: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

  • A. Sinh vật.
  • B. Địa hình.
  • C. Khí hậu.
  • D. Thổ nhưỡng.

Câu 22: Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do đâu?

  • A. Thiếu nước.
  • B. Biên độ nhiệt lớn.
  • C. Nhiệt độ cao.
  • D. Nhiều lóc xoáy.

Câu 23: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?

  • A. Thảo nguyên.
  • B. Đài nguyên.
  • C. Rừng lá rộng.
  • D. Rừng lá kim.

Câu 24: Nhân tố nào là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loài sinh vật?

  • A. Khí hậu.
  • B. Đất.
  • C. Nước.
  • D. Con người.

Câu 25: Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ với nhau thể hiện qua

  • A. chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nơi cư trú.
  • B. lưới thức ăn, nơi ở và điều kiện sinh thái.
  • C. nơi ở, môi trường sinh thái và nguồn dinh dưỡng.
  • D. chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nguồn dinh dưỡng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác