Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 2: Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 bản 2 chân trời sáng tạo chủ đề 2: Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chỉ ra áp lực trong học tập và đời sống trong trường hợp sau: 

Hôm nay, mẹ Hà biết điểm thi giữa kì của Hà không cao nên nói với bạn rằng “ Bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho con sao con vẫn không học tốt hơn vậy? Mẹ thấy rất phiền lòng!” Hà cảm thấy buồn và áp lực. 

  • A. Hà bị áp lực bởi sự kì vọng quá lớn đến từ bố mẹ khi bạn không đạt kết quả như bố mẹ mong muốn. 
  • B. Hà bị áp lực do chính bạn tạo ra khi không đạt kết quả như bạn mong muốn. 
  • C. Hà bị áp lực từ hai phía bao gồm từ bố mẹ và từ chính bản thân bạn. 
  • D. Hà bị áp lực vì kì vọng của bố mẹ quá cao và sự cạnh tranh giữa các bạn trong lớp. 

Câu 2: Thực hành cách giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Năm nay là năm cuối cấp nên Nam phải dành rất nhiều thời gian cho học tập. Bố mẹ luôn nhắc nhở bạn cho nên bạn thấy căng thẳng, mệt mỏi. 

  • A. Nam nên nói cho bạn bè nghe về những áp lực của em đồng thời giữ im lặng với bố mẹ để tránh gây ra sự hiểu lầm. 
  • B. Nam nên chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của em cho bố mẹ nghe và hứa sẽ chăm chỉ học tập để bố mẹ yên tâm. 
  • C. Nam nên dành thời gian nhiều cho việc giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn.
  • D. Nam nên giữ im lặng với bố mẹ để bố mẹ không nhắc nhở bạn nữa. 

Câu 3: Chỉ ra sự thay đổi trong tình huống sau:

Tình huống: Tùng khá lo lắng vì tháng sau cả nhà chuyển đến nơi ở mới, xa những người bạn Tùng đã thân quen từ nhỏ. 

  • A. Sự thay đổi về thói quen sinh hoạt. 
  • B. Sự thay đổi về đồng hồ sinh học. 
  • C. Sự thay đổi về nền nếp sinh hoạt. 
  • D. Sự thay đổi về môi trường sống. 

Câu 4: Thực hành giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Bố mẹ về quê nên giao cho Hoa chăm sóc em và quản lí công việc trong nhà. Nhưng Hoa khá lo lắng vì thời gian này cũng đang phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ học tập. 

  • A. Hoa nên chia các nhiệm vụ  ra và lên kế hoạch cụ thể, sắp xếp thời gian hợp lí để hoàn thành công việc. 
  • B. Hoa nên từ chối bố mẹ vì bản thân không thể nhận thêm các nhiệm vụ khác của bố mẹ giao. 
  • C. Hoa nên trao đổi với giáo viên về nhiệm vụ và hoàn cảnh của em để được sắp xếp những nhiệm vụ hợp lí hơn. 
  • D. Hoa nên nhờ những người thân xung quanh thực hiện nhiệm vụ bố mẹ giao còn em sẽ hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. 

Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Việc nhận ra những biểu hiện về cơ thể và tâm lí khi gặp những căng thẳng trong quá trình học tập và các áp lực của cuộc sống giúp ta……………………….”.

  • A. điều chỉnh các hành vi sao cho đáp ứng nhu cầu thực tiễn đời sống. 
  • B. tạo ra một thói quen trong sinh hoạt tránh các bệnh về tâm lí. 
  • C. điều trị các biểu hiện sớm của các chứng bệnh như trầm cảm, tăng động....
  • D. dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh lại bản thân, tránh gây ra hậu quả không tốt. 

Câu 6: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“ Yếu tố chính giúp bản thân ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống là........”.

  • A. sự đồng cảm, cổ vũ của người thân yêu. 
  • B. sự chia sẻ, thấu hiểu và lắng nghe chính mình. 
  • C. sự cố gắng, kiên trì và thái độ tích cực của bản thân. 
  • D. sự thăm khám, chăm sóc của bác sĩ và người nhà. 

Câu 7: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Việc thích nghi với sự thay đổi là................................?”

  • A. điều cần được rèn luyện, luyện tập.
  • B. điều tất yếu trong cuộc sống. 
  • C. điều khó khăn nhất đối với mọi người. 
  • D. điều đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự phát triển của con người. 

Câu 8: Đâu không phải là một bài học có thể rút ra khi thực hiện có trách nhiệm công việc được giao?

  • A. Cách thể hiện ý kiến cá nhân. 
  • B. Cách tổ chức công việc hợp lí và khoa học.
  • C. Cách khắc phục hạn chế của bản thân.
  • D.  Cách phát triển mối quan hệ khi thực hiện nhiệm vụ. 

Câu 9: Đâu là dấu hiệu nhận biết những người tự biết tạo động lực cho bản thân?

  • A. Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ. 
  • B. Luôn cố gắng hướng đến mục đích tốt đẹp. 
  • C. Nhờ vào sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình.
  • D. Cho phép bản thân chấp nhận sự thua cuộc để cố gắng hơn. 

Câu 10: Yếu tố tạo nên động lực là:

  • A. Ý chí. 
  • B. Sở trường. 
  • C. Sở đoản. 
  • D. Môi trường sống. 

Câu 11: Đâu không phải là một triệu chứng về thể chất và tinh thần gây ra bởi áp lực cuộc sống và căng thẳng trong học tập?

  • A. Trầm cảm. 
  • B. Mất ngủ. 
  • C. Suy giảm hệ miễn dịch. 
  • D. Tăng động. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác