Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 9 bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9 bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa $AgNO_{3}$ và $Cu(NO_{3})_{2}$ thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là:

  • A. Al, Fe, Cu     
  • B.Fe, Cu, Ag       
  • C.Al, Cu, Ag     
  • D.Kết quả khác

 Câu 2: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit clohiđric là:

  • A. $Zn(NO_{3})_{2}$                          
  • B. $NaNO_{3}$.                            
  • C. $AgNO_{3}$.                             
  • D. $Cu(NO_{3})_{2}$.

Câu 3: Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:

Kim loại

Tác dụng của dung dịch HCl

A. Giải phóng hidro chậm

B. Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần

C. Không có hiện tượng gì xảy ra

D. Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên

Theo em nếu sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần, thì cách sắp xếp nào đúng trong các cách sắp xếp sau: 

  • A. D, B, A, C     
  • B.C, B, A, D     
  • C.A, B, C, D     
  • D.B, A, D, C

Câu 4: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:

  • A. Rót nước vào axit đặc.                                 
  • B. Rót từ từ nước vào axit đặc.                       
  • C. Rót nhanh axit đặc vào nước.                    
  • D. Rót từ từ axit đặc vào nước.

Câu 5: Cho 100ml dung dịch $Ba(OH)_{2}$ 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:

  • A. Làm quỳ tím hoá xanh                
  • B. Làm quỳ tím hoá đỏ
  • C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô     
  • D. Không làm đổi màu quỳ tím

Câu 6: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:

  • A. $CO_{2}$.                  
  • B. $SO_{2}$.                 
  • C. $SO_{3}$.                  
  • D. $H_{2}S$.

Câu 7: Các Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng ?

1.$CaCl_{2}$+$Na_{2}CO_{3}$

2.$CaCO_{3}$+NaCl

3.NaOH+HCl

4.NaOH+KCl

  • A. 1 và 2      
  • B. 2 và 3       
  • C. 3 và 4   
  • D. 2 và 4

Câu 8: Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây ?

  • A. $Na_{2}SO_{4}$, KCl.                   
  • B. HCl, $Na_{2}SO_{4}$.                  
  • C. $H_{2}SO_{4}$, $BaCl_{2}$.                 
  • D. $AgNO_{3}$, HCl

Câu 9: Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:

  • A.NaOH, $Na_{2}CO_{3}$, $AgNO_{3}$
  • B.$Na_{2}CO_{3}$, $Na_{2}SO_{4}$, $KNO_{3}$
  • C. KOH, $AgNO_{3}$, NaCl
  • D.NaOH, $Na_{2}CO_{3}$, NaCl

Câu 10: Dãy các chất thuộc loại axit là:

  • A. HCl, $H_{2}SO_{4}$, $Na_{2}S$, $H_{2}S$.                
  • B. $Na_{2}SO_{4}$, $H_{2}SO_{4}$, $HNO_{3}$, $H_{2}S$.                         
  • C. HCl, $H_{2}SO_{4}$, $HNO_{3}$, $Na_{2}S$.                             
  • D. HCl, $H_{2}SO_{4}$, $HNO_{3}$, $H_{2}S$.

Câu 11: Để phân biệt hai dung dịch $Na_{2}CO_{3}$ và $Na_{2}SO_{3}$ có thể chỉ cần dùng:

  • A.dd HCl   
  • B.Nước Brom   
  • C.dd $Ca(OH)_{2}$       
  • D.dd $H_{2}SO_{4}$

Câu 12: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch  axit clohiđric:

  • A. Al, Cu, Zn, Fe.                
  • B. Al, Fe, Mg, Ag.                
  • C. Al, Fe, Mg, Cu.               
  • D. Al, Fe, Mg, Zn.

Câu 13: Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: $MgCl_{2}$, $AlCl_{3}$, $FeCl_{2}$, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:

  • A. dd NaOH   
  • B.dd $NH_{3}$     
  • C.dd $Na_{2}CO_{3}$   
  • D.Quì tím

Câu 14: Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử:

  • A. $NaNO_{3}$.                            
  • B. KCl.                  
  • C. $MgCl_{2}$.                              
  • D. $BaCl_{2}$.

Câu 15: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn gồm: $ZnSO_{4}$, $Mg(NO_{3})_{2}$, $Al(NO_{3})_{3}$. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:

  • A. Quì tím      
  • B.dd NaOH     
  • C.dd $Ba(OH)_{2}$   
  • D.dd $BaCl_{2}$

Câu 16: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:

-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.

-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.

-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.

-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần)

  • A. Y, T, Z, X    
  • B. T, X, Y, Z   
  •  C. Y, X, T, Z   
  •  D. X, Y, Z, T

Câu 17: Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl , dung dịch $H_{2}SO_{4}$ và nước ta dùng:

  • A. Quì tím, dung dịch NaCl .                                            
  • B. Quì tím, dung dịch $NaNO_{3}$.                          
  • C. Quì tím, dung dịch $Na_{2}SO_{4}$.                         
  • D. Quì tím, dung dịch $BaCl_{2}$.

Câu 18: Cho 1,08 gam kim loại Z vào dung dịch $H_{2{SO_{4}$ loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Vậy kim loại Z là:

  • A. Niken   
  • B.Canxi      
  • C.Nhôm      
  • D.Sắt

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác