Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 9 bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9 bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Dãy kim loại tác dụng được với HCl

  • A. Mg, Al, Pb, Cu
  • B. Fe, Pb, Ni, Ag
  • C. Mg, Al, Fe, Pb
  • D. Al, Mg, Cu, Zn

Câu 2: Khi cho kim loại Mg (dư) vào dung dịch gồm 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3, sản phẩm thu được gồm

  • A. hai kim loại và một muối
  • B. ba kim loại và một muối
  • C. ba kim loại và hai muối
  • D. hai kim loại và 2 muối

Câu 3: Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng

  • A. Fe và CuCl
  • B. Fe và Fe2(SO4)3
  • C. Fe và H2SO4 đặc nguội
  • D. Fe và HCl

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng

  • A. Gang, thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác
  • B. Có thể luyện thép bằng cách oxi hóa các chất có trong gang trắng
  • C. Trong thép hàm lượng cacbon lớn hơn trong gang
  • D. Gang, thép là hợp kim ít bị ăn mòn

Câu 5: Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn nhanh hơn

  • A. Kim loại để ngoài không khí ẩm
  • B. Kim loại để trong không khí khô
  • C. Kim loại ngâm trong nước
  • D. Kim loại để trong lọ đựng dung dịch H2SO4 loãng, có sục thêm khí oxi

Câu 6: Kim loại nào dưới đây dẫn điện tốt nhất

  • A. Cu
  • B. Ag
  • C. Al
  • D. Fe

Câu 7: Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng: 

A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.

C và D không phản ứng với dung dịch HCl.

B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A.

D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.

Thứ tự sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học là

  • A. B, D, C, A.
  • B. B, A, D, C.
  • C. A, B, C, D.
  • D. C, D, A, B.

Câu 8: Nhúng một lá sắt có khối lượng 29 gam vào dung dịch đồng (II) sunfat. Sau khi kết thúc phản ứng, lấy lá sắt rửa nhẹ sấy khô và cân nặng 31 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng và khối lượng đồng tạo thành là

  • A. 14 gam Fe và 15 gam Cu.
  • B. 15 gam Fe và 15 gam Cu.
  • C. 14 gam Fe và 16 gam Cu.
  • D. 12 gam Fe và 16 gam Cu.

Câu 9: Hoà tan 9g hỗn hợp nhôm, magiê vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là

  • A. 39% và 61%.
  • B. 60% và 40%.
  • C. 40% và 60%.
  • D. 50% và 50%.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Al, Mg vào binhg đựng dung dịch HCl khối lượng dung dịch chỉ tăng 7g. Khối lượng của nhôm là

  • A. 2,7 gam.
  • B. 2,4 gam.
  • C. 4,8 gam.
  • D. 5,4  gam.

Câu 11: Khi cho thanh kẽm vào dung dịch FeSO4 thì khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào so với ban đầu

  • A. giảm.
  • B. không đổi.
  • C. ban đầu tăng sau đó giảm.
  • D. tăng.

Câu 12: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên?

  • A. Zn.
  • B. Mg.
  • C. Cu.
  • D. Fe

Câu 13: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH giải phóng khí H2.

  • A. Al.
  • B. Fe.
  • C. Zn.
  • D. Mg.

Câu 14: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là

  • A. Ag.
  • B. Cu.
  • C. Al.
  • D. Fe.

Câu 15: Dãy các kim loại phản ứng được với nước giải phóng khí hidro là

  • A. Cu, Fe, Al, Mg.
  • B. K, Na, Cu, Ag.
  • C. Au, Ag, Fe, Cu.
  • D. K, Na, Ca, Ba.

Câu 16: Kim loại sắt phản ứng với khí clo, đun nóng thu được sản phẩm là 

  • A. Sắt (II) clorua.
  • B. Sắt (III) clorua.
  • C. Sắt (III) clorua và khí hidro.
  • D. Sắt (II) clorua và nước.

Câu 17: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là

  • A. Cu, Fe, Ag, Au.
  • B. K, Na, Mg, Al.
  • C. Zn, Fe, Pb, Cu.
  • D. Al, Mg, Na, K.

Câu 18: Kim loại có những tính chất vật lí chung nào?

  • A. Dẫn điện, dẫn nhiệt.
  • B. Tính dẫn nhiệt, có ánh kim.
  • C. Tính dẫn điện, ánh kim.
  • D. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác