Tắt QC

Trắc nghiệm hoá học 7 cánh diều bài 5 Giới thiệu về liên kết hóa học (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hoá học 7 cánh diều Bài 5 Giới thiệu về liên kết hóa học (P2)- sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?

  • A. Electron.
  • B. Proton.
  • C. Neutron.
  • D. Hạt nhân

Câu 2: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

  • A. Nhận một hoặc nhiều electron
  • B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể
  • C. Nhường một hoặc nhiều electron
  • D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Câu 3: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử hydrogen và chlorine được hình thành bằng cách

  • A. nguyên tử chlorine nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.
  • B. nguyên tử chlorine nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.
  • C. nguyên tử chlorine và nguyên tử hydrogen góp chung electron.
  • D. nguyên tử chlorine và nguyên tử hydrogen góp chung proton.

Câu 4: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết

  • A. Cộng hoá trị.
  • B. Ion.
  • C. Kim loại.
  • D. Phi kim

Câu 5: Hợp chất nào dưới đây chỉ có liên kết cộng hóa trị trong phân tử?

  • A. Na2O
  • B. FeO
  • C. KCl
  • D. H2O

Câu 6: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:

  •    A. Sự góp chung các electron độc thân.
  •    B. Sự cho – nhận cặp electron hoá trị.
  •    C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
  •    D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Câu 7: Số electron trong ion 11Na$^{+}$ là

  • A. 11.       
  • B. 12.  
  • C. 10.       
  • D. 13.

Câu 8: Nguyên tử khí hiếm là nguyên tử có

  • A. số electron trong nguyên tử là số chẵn.
  • B. số proton bằng số neutron.
  • C. tám electron ở lớp ngoài cùng (trừ He).
  • D. tám electron trong nguyên tử (trừ He).

Câu 9: Khi hình thành phân tử NaCl, nguyên tử Cl

  • A. nhường 1 electron.
  • B. nhận 1 electron.
  • C. nhường 2 electron.
  • D. nhận 2 electron.

Câu 10: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử muối ăn Sodium chloride là liên kết

  • A. cộng hóa trị.
  • B. ion.
  • C. kim loại.
  • D. phi kim.

Câu 11: Nguyên tử aluminium có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên tử fluorine:

  • A. Liên kết kim loại.
  • B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
  • C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
  • D. Liên kết ion.

Câu 12: Cho các hợp chất: NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O, CH4. Số chất có liên kết ion là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4       
  • D. 5

Câu 13: Kiểu liên kết nào được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung ?

  • A. Liên kết ion .       
  • B. Liên kết cộng hóa trị.
  • C. Liên kết kim loại.       
  • D. Liên kết hydrogen.

Câu 14: Trong các nhóm chất sau đây, nhóm nào là những hợp chất cộng hóa trị:

  • A. NaCl, H2O, HCl       
  • B. KCl, AgNO3, NaOH
  • C. H2O, Cl2, SO2       
  • D. CO2, H2SO4, MgCl2

Câu 15: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử bằng:

  • A. 1 cặp electron chung
  • B. 2 cặp electron chung
  • C. 3 cặp electron chung
  • D. 1 hay nhiều cặp electron chung

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
  • B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
  • C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
  • D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều bền với nhiệt.
  • B. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều tan tốt trong nước.
  • C. Khi các chất ion và chất cộng hóa trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện được.
  • D. Các chất ion luôn ở thể rắn.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Tất cả các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
  • B. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có cùng số lớp electron.
  • C. Các nguyên tố khí hiếm đều rất khó hoặc không kết hợp với nguyên tố khác thành hợp chất.
  • D. Hợp chất tạo bởi các nguyên tố khí hiếm đều ở thể khí.

Câu 19: Phân tử khí khí sulfurous gồm một nguyên tử sulfur liên kết với hai nguyên tử oxygen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí nguyên tử sulfur góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử oxygen?

  • A. Nguyên tử sulfur góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử oxygen.
  • B. Nguyên tử sulfur góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử oxygen.
  • C. Nguyên tử sulfur góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử oxygen.
  • D. Nguyên tử sulfur góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử oxygen.

Câu 20: Trong phân tử KCl, nguyên tử K (Potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết

  • A. cộng hóa trị.
  • B. ion.
  • C. kim loại.
  • D. phi kim.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác