Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 11 bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 11 bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận đúng là: 

  • A. cả bốn chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
  • B. có hai chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong dung dịch amoniac
  • C. có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
  • D. Không có chất nào có khả năng làm nhạt màu dung dịch thuốc tím

Câu 2: Độ dài liên kết giữa C với C trong các phân tử: etan, etilen, axetilen, và benzen theo thứ tự tăng dần như sau: 

  • A. Etan< Etilen<Axetilen< Benzen
  • B. Benzen< Axetilen < Etilen < Etan
  • C. Axetilen < Etilen < Benzen < Etan
  • D. Axetilen < Benzen < Etilen < Etan

Câu 3: Để nhận biết các ankin có liên kết ba ở đầu mạch là phản ứng thế bằng ion kim loại do ankin có: 

  • A. Liên kết ba kém bền
  • B. 2 liên kết $\pi$ ở liên kết ba kém bền
  • C. Nguyên tử H ở C nối ba linh động
  • D. Nguyên tử P lai hóa sp

Câu 4: Hợp chất không làm mất màu dung dịch KMnO$_{4}$ là: 

  • A. Anken
  • B. Ankadien
  • C. Ankin
  • D. Ankan

Câu 5: Cho 4 chất: CH$_{2}$CH-CH$_{3}$, CH$\equiv $C-CH$_{3}$, CH$_{2}$CH-CH=CH$_{2}$ và benzen. Khi xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của các chất trên thì điều khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Cả bốn chất trên đều có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
  • B. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
  • C. Có hai chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
  • D. Chỉ có một chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom

Câu 6: Cho hidrocacbon X có CTCT như sau: 

          

CTPT của X là: 

  • A. C$_{10}$H$_{14}$
  • B. C$_{10}$H$_{18}$
  • C. C$_{6}$H$_{8}$
  • D. C$_{10}$H$_{16}$

Câu 7: Phản ứng chính minh tính chất no, không no của benzen lần lượt là: 

  • A. Cháy, cộng
  • B. Cộng, brom hóa
  • C. Thế, cộng
  • D. Cộng, nitro hóa

Câu 8: Trong các loại tecpen sau, loại nào ở dạng mạch vòng?

  • A. Menyol
  • B. Geraniol
  • C. Xitronelol
  • D. Oximen

Câu 9: Hỗn hợp X gồm C$_{2}$H$_{2}$ và H$_{2}$ có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C$_{2}$H$_{4}$, C$_{2}$H$_{6}$, C$_{2}$H$_{2}$ và H$_{2}$. Sục Y vào dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với h$_{2}$ là 8. Thể tích O$_{2}$ cần dùng để đốt Cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là: 

  • A. 22,4 lít
  • B. 44,88 lít
  • C. 26,88 lít
  • D. 33,6 lít

Câu 10: Ba hidrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp. Khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng nào?

  • A. Ankan
  • B. Ankadien
  • C. Anken
  • D. Ankin

Câu 11: Để tách etilen ra khỏi hỗn hợp gồm etilen và axetilen ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch

  • A. Br$_{2}$
  • B. KMnO$_{4}$
  • C. HCl
  • D. AgNO$_{3}$ trong NH$_{3}$

Câu 12: Hidro hóa hoàn toàn hidrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là: 

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 13: Cho dãy chất: C$_{3}$H$_{6}$, C$_{2}$H$_{6}$, C$_{2}$H$_{4}$, C$_{3}$H$_{8}$, CH$_{2}$=CH-Cl

Số chất trong dãy tham gia phản ứng trùng hợp là: 

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4

Câu 14: Cho 17,92 lít hỗn hợp khí X gồm 3 hidrocacbon la ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ thể tích tương ứng 1: 1: 2 lội qua bình chứa dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$ lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Y thu được 13,44 lít CO$_{2}$. Thể tích các khí đo ở đktc. Ba hidrocacbon là: 

  • A. CH$_{4}$, C$_{2}$H$_{4}$, C$_{3}$H$_{6}$
  • B. CH$_{4}$, C$_{2}$H$_{4}$, C$_{2}$H$_{2}$
  • C. C$_{2}$H$_{6}$, C$_{2}$H$_{4}$, C$_{2}$H$_{2}$
  • D. CH$_{4}$, C$_{3}$J$_{6}$, C$_{2}$H$_{2}$

Câu 15: Trong những chất sau, chất nào không có khả năng trùng hợp?

(1). Axetilen ; (2). Naphtalen; (3). Vinylaxetilen; (4). Striren; (5). Axit axetic; (6) phenol

  • A. 1; 3; 4
  • B. 2; 5; 6
  • C. 1; 2; 3; 4; 6
  • D. 2; 4; 6

Câu 16: Benzen có tính chất: 

  • A. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền với các chất oxi hóa
  • B. Khó tham gia phản ứng thế, dễ tham gia phản ứng cộng
  • C. Khó thế, khó cộng, và bền với các chất oxi hóa
  • D. Dễ thế, dễ cộng và bền với các chất oxi hóa

Câu 17: Chọn phát biểu sai: 

  • A. Ankan có nhiều trong dầu mỏ
  • B. Ankan có thể bị tách hidro thành anken
  • C. Cracking ankan thu được hỗn hợp các ankan
  • D. Phản ứng của clo với ankan tạo thành ankylclorua thuộc loại phản ứng thế

Câu 18: Hợp chất X có CTPT C$_{9}$H$_{16}$. Khi cho X tác dụng vói H$_{2}$ dư có xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp có công thức sau: 

               

Công thức cấu tạo của X là: 

  • A. 

  • B. 

        

  • C. 

       

  • D. 

            

Câu 19: Sản phẩm chính khi oxi hóa ankylbenzen bằng dung dịch KMnO$_{4}$ là: 

  • A. C$_{6}$H$_{5}$COOH
  • B. C$_{6}$H$_{4}$(CH$_{3}$)CH$_{2}$COOH
  • C. C$_{6}$H$_{13}$COOH
  • D. C$_{6}$H$_{5}$COOC$_{6}$H$_{5}$

Câu 20: Chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu sau: 

  • A. Naphtalen là đồng đẳng của benzen
  • B. Naphtalen có công thức phân tử là C$_{10}$H$_{8}$
  • C. Striren có một liên kết ba
  • D. Benzen có 3 liên kết $\sigma$, 3 liên kết đôi

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác