Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 12 Cánh diều chủ đề 2: Thay đổi để trưởng thành (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 12 Cánh diều chủ đề 2: Thay đổi để trưởng thành (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là cách rèn luyện khả năng tư duy độc lập?

  • A. Học cách tự đưa ra quyết định theo quan điểm của bản thân.
  • B. Tham gia các hoạt động hùng biện, tranh luận để học hỏi cách lập luận chặt chẽ.
  • C. Tham gia tích cực vào các hoạt động và thử thách mới.
  • D. Có kĩ năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Câu 2: Ý nào dưới đây nói không đúng về cách rèn luyện phẩm chất ý chí?

  • A. Xác định mục tiêu rõ ràng, chia nhỏ mục tiêu để đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
  • B. Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, hợp lí.
  • C. Kiểm soát hành vi không có lợi cho việc thực hiện mục tiêu.
  • D. Học hỏi từ những người có khác mục tiêu và quan điểm trong học tập.

Câu 3: Cách rèn luyện để giúp bản thân trưởng thành hơn là

  • A. Ứng xử cọc cằn, thô lỗ.
  • B. Bỏ học, trốn tiết.
  • C. Kiểm soát nhu cầu, cảm xúc, hành động tự phát.
  • D. Kiểm soát chế độ ăn uống.

Câu 4: Biểu hiện của sự trưởng thành là

  • A. cảm thấy tự ti về năng lực của mình.
  • B. không dám chịu những việc mình đã làm.
  • C. nhận ra được hạn chế của bản thân và không thay đổi nhận thức.
  • D. biết lắng nghe và thấu hiểu mọi người xung quanh để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.

Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của sự đam mê?

  • A. Yêu thích, khát khai theo đuổi một lĩnh vực nào đó.
  • B. Không học hỏi với niềm say mê để đạt kết quả tốt hơn.
  • C. Cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được làm việc yêu thích.
  • D. Xác định được những việc cần làm để thành công trong lĩnh vực mà mình yêu thích.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của phẩm chất ý chí?

  • A. Tính mục đích.
  • B. Tính độc lập
  • C. Tính tự chủ.
  • D. Tính dựa dẫm.

Câu 7: Đâu không phải là thay đổi trong nhận thức và suy nghĩ thể hiện sự trưởng thành của cá nhân?

  • A. Biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ.
  • B. Thực hành thường xuyên hành vi tốt để hình thành thói quen.
  • C. Xác định được thói các hành vi, thói quen chưa tích cực.
  • D. Nhận thức các sự việc từ nhiều góc độ khác nhau.

Câu 8: Đâu không phải là biểu hiện của sự trưởng thành?

  • A. Linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống một cách hiệu quả.
  • B. Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
  • C. Biết lắng nghe và thấu hiểu mọi người xung quanh để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
  • D. Dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với những việc mình làm.

Câu 9: Đâu là sự thay đổi trong nhận thức?

  • A. Kiểm soát được cảm xúc tiêu cực.
  • B. Nhìn nhận các sự việc từ nhiều góc độ khác nhau.
  • C. Nỗ lực thay đổi những thói quen chưa tốt.
  • D. Chín chắn, thận trọng hơn.

Câu 10: Biểu hiện của phẩm chất ý chí là

  • A. độc lập và đưa ra quyết định theo cảm tính.
  • B. xác định mục đích rõ ràng.
  • C. hành động thiếu quyết đoán.
  • D. luôn nghĩ về điều mình yêu thích.

Câu 11: Đâu là biểu hiện của sự đam mê?

  • A. Xác định được mục đích rõ ràng.
  • B. Tự chủ, kiểm soát các hành vi, cảm xúc của mình.
  • C. Dành nhiều thời gian cho những điều vô bổ.
  • D. Luôn cố gắng, quyết tâm vượt qua những khó khăn, rào cản để thực hiện.

Câu 12: Năm nay sẽ là năm có nhiều biến động đối với H và các bạn của H. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bạn thì đi học, bạn thì đi làm. H sẽ thi vào một trường đại học ở thành phố nhưng hiện tại, H chưa hình dung hết được những gì sẽ diễn ra trong tương lai, H biết rõ ràng đây là dấu mốc lớn gắn với sự thay đổi trong cuộc đời mình.

Nếu là H, em sẽ không làm điều gì sau đây:

  • A. Tìm hiểu môi trường nơi trường đại học đóng.
  • B. Xác định những khó khăn có thể gặp khi học đại học.
  • C. Lựa chọn thoải mái vui chơi và không suy nghĩ.
  • D. Tìm hiểu kĩ về trường đại học, phương pháp học...; nơi ở (nếu phải xa nhà).

Câu 13: Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong tình huống sau: “Tuần tới, trường của Bảo tổ chức diễn đàn về chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Bảo được phân công trình bày tham luận trước diễn đàn. Tính Bảo vốn nhút nhát, ngại đứng trước đám đông nên bạn không khỏi lo lắng”.

  • A. Bảo từ chối tham luận diễn đàn.
  • B. Bảo đứng sau sân khấu tham luận và nhờ bạn khác trình chiếu powerpoint.
  • C. Bảo nên tìm kiếm lời khuyên từ thầy cô và tập thuyết trình trước gương để tự tin thuyết trình trên sân khấu.
  • D. Bảo tập thể dục để quên đi nỗi sợ.

Câu 14: Quá trình thay đổi bản thân không bao gồm việc:

  • A. Trau dồi kiến thức.
  • B. Nâng cao sức khỏe.
  • C. Chú trọng vào đời sống tinh thần.
  • D. Không làm những việc dễ dàng.

Câu 15: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể là biểu hiện của:

  • A. Tư duy độc lập.
  • B. Tự tin.
  • C. Sự trưởng thành.
  • D. Đam mê.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác