Trắc nghiệm Địa lý 6 kết nối tri thức học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?
A. Trăng tròn và không trăng.
- B. Trăng khuyết và không trăng.
- C. Trăng tròn và trăng khuyết.
- D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.
Câu 2: Đảo rác nổi lớn nhất thế giới ở xoáy nước Thái Bình Dương hiện lớn gấp bao nhiêu lần nước Pháp?
- A.2
B.3
- C.4
- D.5
Câu 3: Cái tên Thái Bình Dương (Pacific) do nhà thám hiểm người nước nào đặt?
- A.Tây Ban Nha
B.Bồ Đào Nha
- C.Pháp
- D.Anh
Câu 4: Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?
- A. Hồ Thác Bà.
- B. Hồ Ba Bể.
- C. Hồ Trị An.
D. Hồ Tây.
Câu 5: Bắc Cực chứa nhiều tài nguyên nào chưa được khai thác?
- A. Vàng
B. Dầu mỏ
- C. Bạch kim
- D. Than đá
Câu 6: Em hãy cho biết hợp lưu là gì?
- A. Diện tích đất đai có sông chảy qua
- B. Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
- C. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
D. Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
- A. Thành phần quan trọng nhất của đất.
- B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.
- D. Thường ở tầng trên cùng của đất.
Câu 8: Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?
- A. Thủy sản.
- B. Giao thông.
- C. Du lịch.
D. Khoáng sản.
Câu 9: Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất pốtdôn.
- B. Đất đen.
- C. Đất đỏ vàng.
- D. Đất nâu đỏ.
Câu 10: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về tác động của nhiệt độ đến sự vòng tuần hoàn nước?
- A.Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao.
- B.Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
C.Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
- D.Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
Câu 11: Nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?
- A.địa hình.
- B.sinh vật.
C.khí hậu.
- D.con người.
Câu 12: Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm
- A. 1/2.
B. 3/4.
- C. 2/3.
- D. 4/5.
Câu 13: Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều của
A. động vật ăn thịt.
- B. các loài côn trùng.
- C. động vật ăn tạp.
- D. các loài sinh vật.
Câu 14: Đâu là vòng tuần hoàn quá trình hình thành mưa?
- A.Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước.
- B.Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Tiếp đó hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
- C.Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp gió thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
D.Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
Câu 15: Nguyên nhân nào khiến thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu Nam?
A.Đới lạnh ở bán cầu Nam không có đất, chỉ có băng tuyết
- B.Bán cầu Nam không có đới lạnh
- C.Bán cầu Nam không có nhiều núi cao như bán cầu Bắc
- D.Bán cầu Bắc có nhiều kiểu khí hậu
Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?
A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
- B. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực.
- C. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực.
- D. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.
Câu 17: Môi trường nhiệt đới được cho rất thích hợp cho loại cây trồng nào?
- A.Rau quả ôn đới.
B.Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.
- C.Cây dược liệu.
- D.Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới.
Câu 18: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
- A. tiết kiệm điện, nước.
- B. trồng nhiều cây xanh.
C. sử dụng nhiều điện.
- D. giảm thiểu chất thải.
Câu 19: Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?
A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
- B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.
- C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.
- D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.
Câu 20: Em hãy cho biết để tính lượng mưa rơi ở một địa phương, người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
- A.Nhiệt kế.
- B.Áp kế.
- C.Ẩm kế.
D.Vũ kế.
Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu làm cho đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn và rửa trôi là?
- A.thời kỳ khô hạn kéo dài.
B.mất lớp phủ thực vật.
- C.khí hậu thay đổi theo mùa.
- D.canh tác hợp lí.
Câu 22: Khoảng thời gian nào sau đây không thích hợp để đo nhiệt độ trong ngày?
- A. 7 giờ.
- B. 19 giờ.
- C. 13 giờ.
D. 21 giờ.
Câu 23: Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?
- A. Nhiệt đới.
- B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
- D. Hàn đới.
Câu 24: Đâu là nguyên ngân khi về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- A.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
- B.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
- C.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
D.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 25: Nguyên nhân nào sau đây thực tế đã quy định tính chất nóng ẩm quanh năm của đới nóng?
A.vị trí địa lí, diện tích đại dương lớn.
- B.diện tích rừng rậm lớn.
- C.diện tích lục địa lớn, có địa hình đón gió ẩm.
- D.khu vực có gió Tín phong thổi quanh năm.
Câu 26: Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 5.
- B. 6.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 27: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
- A. Gió Tây ôn đới.
- B. Gió mùa.
C. Gió Tín phong.
- D. Gió Đông cực.
Câu 28: "Thời tiết là sự biểu hiện .......... ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định". Điền vào chỗ chấm?
- A.Phản ánh sự thay đổi
B.Hiện tượng khí tượng
- C.Sự thay đổi
- D.Hiện tượng không khí
Câu 29: Khu vực châu Âu có mật độ dân số cao nguyên nhân được cho chủ yếu do?
- A.khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào.
- B.có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
- C.tập trung nhiều dầu khí nhất trên thế giới.
D.nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.
Câu 30: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì
- A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.
- B. tạo thành các đám mây.
- C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
D. diễn ra sự ngưng tụ.
Câu 31: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới nguyên nhân được cho không phải do
A.nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.
- B.điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- C.nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
- D.lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Câu 32: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là
- A. con người đốt nóng.
B. ánh sáng từ Mặt Trời.
- C. các hoạt động công nghiệp.
- D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 33: Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á?
A. Cai-rô.
- B. Niu Đê-li.
- C. Tô-ky-ô.
- D. Mum-bai.
Câu 34: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng
- A. tăng.
- B. không đổi.
C. giảm.
- D. biến động.
Câu 35: Các đồn điền cao su, cà phê của nước ta phố biến ở dạng địa hình nào sau đây?
- A.Vùng núi cao.
B.Cao nguyên.
- C.Vùng đồi trung du.
- D.Vùng đồng bằng.
Câu 36: Cho biết từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là?
- A.đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
- B.bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
C.đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- D. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
Câu 37: Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là
- A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.
B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.
- C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.
- D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.
Câu 38: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. Khí nitơ.
- B. Khí cacbonic.
- C. Oxi.
- D. Hơi nước.
Câu 39: Trong các hình thức canh tác dưới đây, hình thức nào cho năng suất thấp nhất, ảnh hưởng xấu tới môi trường:
- A.Làm đồn điền.
- B.Làm ruộng thâm canh lúa nước.
C.Làm nương rẫy.
- D.Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 40: Cho biết các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở?
A.tầng đối lưu.
- B.tầng bình lưu.
- C.tầng nhiệt.
- D.tầng cao của khí quyển.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Địa lý 6 kết nối tri thức học kì II
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận