Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 8 Kết nối bài: Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (P2)- sách Địa lí 8 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao tuy hàm lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long vẫn rất lớn?

  • A. Vì tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ m3/năm
  • B. Vì đồng bằng sông Cửu Long còn được bồi đắp phù sa từ hoạt động sinh sống và nuôi trồng thuỷ sản có từ xa xưa.
  • C. Vì tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 5070 tỉ m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam
  • D. Vì đồng bằng sông Cửu Long còn được bồi đắp từ nguồn nước biển qua thuỷ triều.

Câu 2: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng 35 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đáy là đường bờ biển từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).
  • B. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng 15 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Việt Trì (Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).
  • C. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng 25 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Mê Linh (Hã Nội), đáy là đường bờ biển từ Cát Hải (Hải Phòng) đến cửa sông Đáy (Nam Định)
  • D. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng hơn 50 000 km2, có dạng hình chữ nhật, trải từ Hà Nội, Thanh Hoá kéo ra đến Quảng Ninh, Ninh Bình.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về việc xây đắp đê điều cho sông Hồng trong lịch sử?

  • A. Đê Cơ Xá được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng vào tháng 3 – 1108 để bảo vệ kinh thành Thăng Long khỏi ngập lụt. Nhà vua cũng ra lệnh đắp đê trên sông Như Nguyệt (sông Cầu bây giờ) dài 30 km.
  • B. Sang thế kỉ XV, nhà Lê bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển để khai thác bãi bồi vùng cửa sông.
  • C. Ở thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng đã thuê người Pháp xây dựng các bờ đê vững chắc, từ đó người dân quanh sông Hồng ít khi phải chịu cảnh ngập lụt.
  • D. Tới thời Trần, triều đình đã cho gia cố cho các đoạn đê xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển (đê quai vạc) và đặt ra chức quan Hà để sứ chuyên trách trông coi việc bồi đắp và bảo vệ hệ thống đề điều,...

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông tăng nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.
  • B. Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10 000 km, bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.
  • C. Sông Cửu Long là phần hạ lưu của sông Mê Công, hiện đổ ra Biển Đông qua tám cửa sông.
  • D. Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm.

Câu 5: Đây là hình ảnh của:

c

  • A. Lười liềm sắt thuộc thời kì văn hoá Đông Sơn
  • B. Lưỡi câu đồng thuộc thời kì văn hoà Gò Mun
  • C. Một di vật có niên đại từ thời nhà Nguyễn
  • D. Khuyên tai bằng ngọc thời kì nhà Lý

Câu 6: Chế độ nước của sông Cửu Long có đặc điểm gì?

  • A. Phức tạp và có nhiều biến động
  • B. Chảy xiết quanh năm và có nhiều bất thường
  • C. Đơn giản và điều hoà, chia thành bốn mùa tương ứng với bốn mùa trong một năm.
  • D. Đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa

Câu 7: Với vùng đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn, vùng đất Nam Bộ Việt Nam sớm được khai khẩn và trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước ở thời:

  • A. Vương quốc Sa Huỳnh
  • B. Vương quốc Chân Lạp
  • C. Vương quốc Phù Nam
  • D. Vương quốc Chăm-pa

Câu 8: Phần sông Hồng chảy ở Việt Nam dài bao nhiêu?

  • A. 1551 km
  • B. 551 km
  • C. 15 551 km
  • D. 151 km

Câu 9: Biểu đồ sau đây thể hiện điều gì?

t

  • A. Lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Hà Nội
  • B. Lượng nước mưa ở Hà Nội
  • C. Lưu lượng nước sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận
  • D. Lượng nước mưa ở Mỹ Thuận

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về quá trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long trong lịch sử?

  • A. Các cộng đồng cư dân đến từ phía bắc, cùng với những nhóm cư dân có mặt từ trước đã sát cánh bên nhau khai phá trên quy mô lớn, phát triển vùng đất Nam Bộ dần thành một trung tâm kinh tế của đất nước.
  • B. Quá trình khai hoang, phục hoá đồng ruộng bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thế kỉ VII với nhiều dòng kênh lớn được đào và đưa vào khai thác.
  • C. Chợ nổi, nhà nổi,... là những cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Cuộc sống trên sông nước, gần sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông nước.

Câu 11: Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính là:

  • A. Sông Hồng và sông Mê Công
  • B. Sông Tiền và sông Hậu
  • C. Sông Cả và sông Đáy
  • D. Sông Đáy và sông Tiền

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lên tới 112 tỉ m3/năm
  • B. Hệ thống sông Hồng có lượng phù sa hết sức phong phú, khoảng 120 triệu tấn/năm
  • C. Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với hoạt động đánh bắt cá trên sông của con người thời cổ đại.
  • D. Hệ thống sông Hồng là một trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam, với dòng sông chính là sông Hồng, hàng trăm phụ lưu các cấp (lớn nhất là sông Đà và sông Lô) và hàng chục chi lưu (sông Trà Lý, sông Đáy,...).

Câu 13: Các hoạt động chợ nổi, nhà nổi,...  thể hiện điều gì?

  • A. Sự sáng tạo của con người Việt Nam
  • B. Sự độc đáo của người dân nơi đây
  • C. Cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long
  • D. Truyền thống văn hóa của con người nơi đây. 

Câu 14: Mùa lũ trên lưu vực sông Hồng từ tháng mấy đến tháng mấy?

  • A. Từ tháng 5 đến tháng 10
  • B. Từ tháng 8 đến tháng 10
  • C. Từ tháng 7 đến tháng 10
  • D. Từ tháng 6 đến tháng 10

Câu 15: Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng?

  • A. 25000 km2 
  • B. 20000 km2 
  • C. 18000 km2 
  • D. 15000 km2 

Câu 16: Lượng phù sa mỗi năm của hệ thống sông Hồng khoảng: 

  • A. 100 triệu tấn/năm. 
  • B. 110 triệu tấn/năm. 
  • C. 120 triệu tấn/năm.
  • D. 130 triệu tấn/năm. 

Câu 17: Mùa lũ trên lưu vực sông Cửu Long kéo dài mấy tháng?

  • A. 3 tháng. 
  • B. 4 tháng. 
  • C. 5 tháng. 
  • D. 6 tháng. 

Câu 18: Tuyến đê đầu tiên được xây dựng vào năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1108.
  • B. Năm 1109.
  • C. Năm 1110.
  • D. Năm 1111. 

Câu 19: Sông Hồng chảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hướng nào?

  • A. Bắc – nam.  
  • B. Tây – đông. 
  • C. Đông bắc – tây nam.  
  • D. Tây bắc – đông nam.  

Câu 20: Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long có diện tích khoảng?

  • A. 20 nghìn km2
  • B. 30 nghìn km2
  • C. 40 nghìn km2
  • D. 50 nghìn km2

Câu 21: Phần sông Mê Công chảy trên lãnh thổ Việt Nam (sông Cửu Long) dài bao nhiêu?

  • A. Hơn 230 km.
  • B. Hơn 240 km.
  • C. Hơn 250 km.
  • D. Hơn 260 km. 

Câu 22: Mùa cạn trên lưu vực sông Cửu Long từ tháng mấy đến tháng mấy?

  • A. từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. 
  • B. từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. 
  • C. từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. 
  • D. từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. 

Câu 23: Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long chiếm bao nhiêu tổng lượng nước của sông ngòi ở Việt Nam?

  • A. 64%
  • B. 60%
  • C. 60,4%
  • D. 6,4%

Câu 24: Kênh Vĩnh Tế được đào từ thế kỉ XIX, trải qua bao nhiêu đời vua?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 25: Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực nào?

  • A. Bán đảo Trà Vinh
  • B. Bán đảo Cà Mau
  • C. Bán đảo Cần Thơ
  • D. Bán đảo Sơn Trà

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác