Trắc nghiệm Địa lí 8 Kết nối bài 10: Sinh vật Việt Nam (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 10 Sinh vật Việt Nam (P2)- sách Địa lí 8 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thảm thực vật chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là?
- A. rừng ngập mặn và rừng thưa cây bụi.
B. rừng ngập mặn và rừng tràm.
- C. rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- D. rừng tràm và rừng thưa.
Câu 2: Số lượng loài thú bị liệt vào danh sách đe dọa tuyệt chủng của nước ta là?
A. 75.
- B. 80.
- C. 70.
- D. 85.
Câu 3: Rừng ôn đới núi cao phát triển ở vùng nào?
- A. Tây Nguyên.
B. Hoàng Liên Sơn.
- C. Ba Vì.
- D. Tam Đảo.
Câu 4: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp vì?
- A. Sinh sản ít.
- B. Điều kiện khí hậu thuận lợi.
C. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt chỉ có những loài có thích nghi đặc trưng mới tồn tại được.
- D. Động vật ngủ đông dài.
Câu 5: Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên là?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
- B. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
- C. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- D. Hệ sinh thái rừng tre nứa.
Câu 6: Nhiều hệ sinh thái tự nhiên ở nước ta bị suy giảm về số lượng và chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là do:
- A. Thiên tai.
B. Tác động của con người.
- C. Chiến tranh.
- D. Đốt rừng.
Câu 7: Nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật?
- A. 15.600 loại.
- B. 15.000 loại.
C. 14.600 loại.
- D. 14.000 loại.
Câu 8: Điều nào không đúng với sự phân bố hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
A. Rừng núi cao Pu Sam Sao.
- B. Rừng Cúc Phương, Ba Bể.
- C. Rừng tre nứa ở Việt Bắc.
- D. Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.
Câu 9: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái?
- A. Hệ sinh thái công nghiệp.
B. Hệ sinh thái nông nghiệp.
- C. Hệ sinh thái nguyên sinh.
- D. Hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 10: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vọng của nhiều loại động vật hiện nay?
A. Do các hoạt động của con người.
- B. Do các loại thiên tai xảy ra.
- C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
- D. Do các loại dịch bệnh bất thường.
Câu 11: Hệ sinh thái rừng thưa rụng phân bố:
- A. Bắc Trung Bộ
- B. Hoàng Liên Sơn
- C. Việt Bắc
D. Tây Nguyên
Câu 12: Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái?
- A. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
- B. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
- D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.
Câu 13: Ở nước ta, môi trường sống thuận lợi nên có nhiều luồng sinh vật di cư tới từ?
- A. Hi-ma-lay-a.
- B. Mai-lai-xi-a, Ấn Độ.
- C. Trung Quốc, Mi-an-ma.
D. Liên Bang Nga, Tây Âu.
Câu 14: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vũng của con người
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
- A. (1), (2), (3).
- B. (2), (3), (5).
- C. (2), (4), (5).
D. (1), (3), (4).
Câu 15: Số lượng loài sinh học đã xác định được ở nước ta là?
A. 50.000 loài.
- B. 60.000 loài.
- C. 70.000 loài.
- D. 80.000 loài.
Câu 16: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
- A. Gà lôi lam đuôi trắng.
- B. Sóc đen Côn Đảo.
C. Cá heo đại dương.
- D. Rắn lục mũi hếch.
Câu 17: Những giá trị nào dưới đây là giá trị kinh tế trực tiếp của đa dạng sinh học đối với con người?
- A. Cung cấp lương thực, thực phẩm và du lịch sinh thái.
- B. Điều hòa khí hậu, du lịch sinh thái và thẩm mỹ.
C. Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu.
- D. Điều hòa khí hậu, du lịch sinh thái và văn hóa.
Câu 18: Các vườn quốc gia có giá trị?
A. Bảo vệ, phục hồi phát triển tài nguyên sinh học.
- B. Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt,...
- C. Cải tạo đất.
- D. Giá trị kinh tế: lấy gỗ, dược liệu, gia vị, thực phẩm...
Câu 19: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vọng của nhiều loại động vật hiện nay?
- A. Do các loại thiên tai xảy ra.
- B. Do các loại dịch bệnh bất thường.
- C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
D. Do các hoạt động của con người.
Câu 20: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
- A. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên.
- B. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã.
C. Cung cấp đất phi nông nghiệp.
- D. Điều hòa khí hậu.
Câu 21: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện như thế nào?
A. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- B. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
- C. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
- D. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Câu 22: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
- A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
- B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loại động vật hoang dã.
C. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
- D. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
Câu 23: Vườn quốc gia đầu tiên của nước ta là?
- A. Tam Đảo.
B. Cúc Phương.
- C. Bạch Mã.
- D. Cát Bà.
Câu 24: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
- A. Hoang mạc.
B. Rừng mưa nhiệt đới.
- C. Đài nguyên.
- D. Rừng ôn đới.
Câu 25: Nội dung nào sau đây là biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật ở Việt Nam?
- A. Phạm vi phân bố loài tăng nhanh.
- B. Nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy.
C. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- D. Xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo.
Bình luận