Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra 1 tiết - học kì 2 (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 tham khảo đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở nước ta, những huyện đảo nào sau đây thuộc thành phố Hải Phòng:

  • A. Huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vỹ.
  • B. Huyện đảo Cát Hải, Cô Tô.
  • C. Huyện đảo Cát Hải, Cồn Cỏ.
  • D. Huyện đảo Cát Hải, Vân Đồn.

Câu 2: Phương hướng quan trọng nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời- vùng biển- vùng thềm lục địa nước ta là:

  • A. trang bị vũ khí quân sự.
  • B. đánh bắt xa bờ.
  • C. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
  • D. đánh bắt ven bờ.

Câu 3: Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta là

  • A. chủ động sống chung với lũ.
  • B. trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ.
  • C. xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ.
  • D. đào thêm kênh rạch để thoát lũ nhanh

Câu 4: Ở nước ta, tỉnh thuộc Tây Nguyên mà giáp với cả Lào và Campuchia là

  • A. Đăk Nông.
  • B. Đăk Lắk.                    
  • C. Kom Tum.                       
  • D. Gia Lai.                        

Câu 5: Dựa vào bảng số liệu :
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở NƯỚC TA NĂM 2013 

Vùng

Dân số (nghìn người )

Sản lượng (nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

20439,4

6566,3

Đồng bằng sông Cửu Long

17478,9

25245,6

Từ bảng số liệu trên có thể thấy bình quân sản lượng lúa theo đầu người năm 2013 của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. 365,1 kg/người và 1443,3 kg/người.
  • B. 345,1 kg/người và 1444,3 kg/người.
  • C. 321,3 kg/người và 1450,3 kg/người.
  • D. 321,3 kg/người và 1444,3 kg/người.

Câu 6: Cho biểu đồ:
Biểu đồ đã cho biểu hiện nội dung nào sau đây?

  • A. Cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta. 
  • B. Tình hình phát triển hiện trạng sử dụng đất ở nước ta.
  • C. Quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.
  • D. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.

Câu 7: Ở nước ta, loại khoáng sản đáng kể ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. đá vôi, than nâu.
  • B. dầu khí, than đá.    
  • C. bôxit, quặng sắt.       
  • D. đá vôi, than bùn.   

Câu 8: Ở nước ta, trung tâm điện lực có tổng công suất thiết kế hơn 4000 MW ở vùng Đông Nam Bộ là

  • A. Thác mơ.               
  • B. Hòa Bình.
  • C. Trị An.       
  • D. Phú Mỹ.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Thái Nguyên.                   
  • B. Việt Trì.             
  • C. Hạ Long.               
  • D. Cẩm Phả.

Câu 10: Ở nước ta, thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:

  • A. it thiên tai, dịch bệnh.
  • B. đất đai màu mỡ.
  • C. nguồn nước dồi dào.
  • D. có một mùa đông lạnh kéo dài.

Câu 11: Ở nước ta, Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng nào sau đây?

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Vịnh Bắc Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 12: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN Ở NƯỚC TA NĂM 2013                                                                              (Đơn vị: nghìn ha)

Loại cây

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu năm

142,4

969,0

Cà phê

15,5

573,4

Chè

96,9

22,9

Cao su

30,0

259,0

Cây khác

0

113,7

Từ bảng số liệu trên có thể thấy : So với Tây Nguyên thì Trung du-miền núi Bắc Bộ có

  • A. diện tích trồng chè và diện tích trồng cà phê lớn hơn.
  • B. diện tích trồng chè lớn hơn 4,2 lần.
  • C. diện tích trồng cà phê lớn hơn 40 lần.
  • D. diện tích trồng cao su thấp hơn 6,5 lần.

Câu 13: Ở nước ta, vấn đề được quan tâm nhất khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ là:

  • A. khí hậu.
  • B. năng lượng.
  • C. kĩ thuật.
  • D. lao động.

Câu 14: Cây công nghiệp không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây nguyên là ( Căn cứ vào At lát Địa lý Việt nam Trang 19) 

  • A. Chè.
  • B. Bông.
  • C. Thuốc .
  • D. Điều.

Câu 15: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam có độ cao từ

  • A. 600, 700m đến 2600m
  • B. 900, 1000m đến 2600m
  • C. 600, 700m đến 1600, 1700m
  • D. trên 2600m

Câu 16: Nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng khá nhanh trong thời gian gần đây là

  • A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng.
  • B. Tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu thuyền.
  • C. Phát triển công nghiệp chế biến.
  • D. Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt.

Câu 17: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở biển Đông là

  • A. Tôm cá và các hải sản khác.
  • B. cát trắng
  • C. dầu khí.
  • D. muối biển.

Câu 18: Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Đồng Bằng Sông Cửu Long.
  • C. Đồng Bằng Sông Hồng.
  • D. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Câu 19: Vị trí địa lí nước ta có vai trò quan trọng cho sự phát triển

  • A. nền nông nghiệp cận nhiệt đới
  • B. nền nông nghiệp ôn đới
  • C. nền nông nghiệp nhệt đới.
  • D. nền nông nghiệp nhiệt đới và ôn đới

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung ?

  • A. Phần lớn hẹp ngang và bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ.
  • B. Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành các đồng bằng.
  • C. Có diện tích khoảng 30 000 km2
  • D. Đất có đặc tính nhiều cát, ít phù sa.

Câu 21: Hướng nghiêng của địa hình vùng núi Đông Bắc là

  • A. vòng cung
  • B. tây tây bắc
  • C. từ tây sang đông
  • D. tây bắc- đông nam

Câu 22: Biểu hiện rõ nhất tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là

  • A. mỗi năm có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.
  • B. cân bằng bức xạ dương quanh..
  • C. nhiệt độ trung bình năm cao.
  • D. hàng năm nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn.

Xem đáp án

Bình luận