Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều bài 27: Phát triển các bùng kinh tế trọng điểm (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều bài 27: Phát triển các bùng kinh tế trọng điểm (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhận định nào sau đây phản ánh không chính xác đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm

  • A. Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn ở trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
  • B. Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ranh giới không có sự thay đổi theo thời gian.
  • C. Có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng quy mô GDP cả nước, thu hút sự phát triển của các ngành mới.
  • D. Mạng lưới liên kết cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư, nâng cấp, đặc biệt so với các vùng địa lí khác.

Câu 2: Tỉnh nào sau đây không thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

  • A. Bắc Giang.
  • B. Bắc Ninh.
  • C. Hà Nội.
  • D. Quảng Ninh.

Câu 3: Năm 2004, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bổ sung thêm 2 tỉnh là

  • A. Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
  • B. Quảng Ninh, Bắc Giang.
  • C. Bắc Ninh, Phú Thọ.
  • D. Hưng Yên, Vĩnh Phúc.

Câu 4: Hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm có 

  • A. 6 tỉnh.
  • B. 7 tỉnh.
  • C. 8 tỉnh.
  • D. 9 tỉnh.

Câu 5: Cực tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Thừa Thiên Huế.
  • C. Quảng Nam.
  • D. Quảng Ngãi.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng với thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

  • A. Vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu, có thủ đô Hà Nội.
  • B. Cơ sở hạ tầng phát triển đặc biệt là hệ thống giao thông.
  • C. Có nguồn lực dồi dào, chất lượng cao.
  • D. Khai thác tổng hợp kinh tế biển, khoáng sản, rừng.

Câu 7: Cực tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. Thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Đồng Nai.
  • C. Bình Dương.
  • D. Tây Ninh.

Câu 8: Cực tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  • A. Cần Thơ.
  • B. An Giang.
  • C. Kiên Giang.
  • D. Cà Mau.

Câu 9: Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào

  • A. 2007.
  • B. 2008.
  • C. 2009.
  • D. 2010.

Câu 10: Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm

  • A. 3 tỉnh.
  • B. 4 tỉnh.
  • C. 5 tỉnh. 
  • D. 6 tỉnh.

Câu 11: Mật độ dân số Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là

  • A. 1119 người/km2.
  • B. 1120 người/km2.
  • C. 1121 người/km2.
  • D. 1122 người/km2.

Câu 12: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là

  • A. Than đá.
  • B. Vàng.
  • C. Đá vôi.
  • D. Dầu mỏ.

Câu 13: Diện tích tự nhiên của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng

  • A. 15.7 nghìn km2.
  • B. 15.8 nghìn km2 .
  • C. 15.9 nghìn km2.
  • D. 16 nghìn km2.

Câu 14: Hai cảng hàng không quốc tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là

  • A. Nội Bài, Cát Bi.
  • B. Đà Nẵng, Phú Bài.
  • C. Chu Lai, Phù Cát.
  • D. Đà Nẵng, Chu Lai.

Câu 15: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP năm 2021 của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là

  • A. Ngành dịch vụ.
  • B. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.
  • C. Ngành công nghiệp – xây dựng.
  • D. Ngành Nông – lâm – thuỷ sản.

Câu 16: Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía bắc không phải là

  • A. Phát triển các khu công nghiệp tập trung.
  • B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • C. Phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác.

Câu 17: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP năm 2021 của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. Ngành dịch vụ.
  • B. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.
  • C. Ngành công nghiệp – xây dựng.
  • D. Ngành Nông – lâm – thuỷ sản.

Câu 18: Định hướng trong phát triển công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là phát triển các ngành công nghiệp

  • A. Truyền thống.
  • B. Dựa vào nguồn lao động đông.
  • C. Dựa vào tài nguyên thiên nhiên của vùng.
  • D. Công nghệ cao và công nghệ phụ trợ.

Câu 19: Thế mạnh hàng đầu để phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung là

  • A. Khai thác và chế biến thuỷ sản.
  • B. Công nghệ cao và công nghệ phụ trợ.
  • C. Khai thác tổng hợp kinh tế biển, khoáng sản, rừng.
  • D. Phát triển rừng và khoáng sản.

Câu 20: Một trong những định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là ngành

  • A. Chế biến dầu khí.
  • B. Kinh tế số, tài chính.
  • C. Dịch vụ cảng biển.
  • D. Sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác