Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quốc kì nước Việt Nam là

  • A.lá cờ vàng có ngôi sao đỏ năm cánh ở giữa.
  • B. lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở góc trái.
  • C. lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
  • D. lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở góc phải.

Câu 2: Khi tham gia giao thông tại nơi đường đang được sửa chữa, người lái xe cần phải làm gì?

  • A. Vẫn điều khiển xe chạy với tốc độ bình thường.
  • B. Tìm chỗ nào đó để lách xe đi qua càng nhanh càng tốt.
  • C. Giảm tốc độ, quan sát biển chỉ dẫn hoặc người chỉ và thực hiện theo.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ….?

  • A. lợi ích của mình.
  • B. lợi ích của xã hội.
  • C. lợi ích công cộng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Khi bạn bị điểm kém em sẽ?

  • A. Động viên, an ủi bạn.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 5: Bầu ơi ….lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Từ còn thiếu trong dấu “…” là ?

  • A. Thương.
  • B. Nhớ.
  • C. Giận.
  • D. Hờn.

Câu 6: Câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Lịch sự với mọi người.
  • B. Khinh thường người khác.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 7: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

  • A. Không quan tâm đến hàng xóm.
  • B. Nói xấu hàng xóm.
  • C. Chê bai hàng xóm.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Đối với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải?

  • A. Thông cảm, chia sẻ.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 9: Hành vi nghiêm trang khi chào cờ là

  • A. Đội mũ.
  • B. Nói chuyện.
  • C. Đứng nghiêm.
  • D. Không nhìn cờ.

Câu 10: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Hứa với tất cả mọi người, làm được hay không thì không cần biết.
  • B. Làm những việc tốt khi đã hứa.
  • C. Chỉ thực hiện lời hứa khi làm việc tốt.
  • D. Không nên hứa trước điều gì.

Câu 11: Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ….?

  • A. lợi ích của mình.
  • B. lợi ích của xã hội.
  • C. lợi ích công cộng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 12: Người điều khiển xe môtô trên 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì ?

  • A. Giấy phép lái xe.
  • B. Chứng nhận đăng kí xe.
  • C. Bảo hiểm dân sự.
  • D. Tất cả những giấy tờ trên.

Câu 13: Câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Lịch sự với mọi người.
  • B. Khinh thường người khác.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 14: Em không đồng tình ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ quan tâm, giúp đỡ những người hàng xóm đã từng giúp mình.
  • B. Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
  • C. Giúp đỡ một người hàng xóm đang gặp khó khăn.
  • D. Hỏi thăm, động viên bác hàng xóm khi bác có chuyện buồn.

Câu 15: Việc tham gia vào hoạt động của lớp, trường sẽ giúp em?

  • A. Có thêm niềm vui.
  • B. Có thêm nỗi buồn.
  • C. Có nhiều bận rộn.
  • D. Mất thời gian.

Câu 16: Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến.

Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 17: Em rủ Minh tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. Minh từ chối vì cho rằng, đó không phải là việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu Tổ quốc. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Không tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.
  • B. Khuyên Minh nên tham gia vì sẽ được biểu diễn và xem nhiều tiết mục văn nghệ hay, thú vị; là một cách học tập và thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • C. Khuyên Minh nên tham gia vì tham gia là một cách thể hiện sự quý trọng thành quả lao động, tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
  • D. Không tham gia nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.

Câu 18: Em sẽ khuyên bạn điều gì khi đến giờ chào cờ, thấy An vẫn ngồi trong lớp học. Phương hỏi lí do thì An nói rằng do mình chưa làm bài xong

  • A. Em sẽ khuyên bạn tham gia chào cờ vì đây là một buổi lễ rất nghiêm trang mọi học sinh và giáo viên đều phải có mặt. Bài tập có thể làm sau cũng được.
  • B. Em sẽ ở lại lớp làm bài cùng bạn.
  • C. Em rủ rê các bạn khác không ra ngoài chào cờ.
  • D. Em mặc kệ bạn sẽ nói với cô giáo về hành động của An.

Câu 19: Nêu những quy tắc an toàn giao thông em đã thực hiện khi đi bộ

  • A. Đi trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì đi sát bên phải đường.
  • B. Không làm việc riêng mất tập trung khi đang đi trên đường.
  • C. Không chạy nhảy cười đùa quá đà khi đi bộ trên đường. 
  • D. Cả A, B, C đêu đúng.

Câu 20: Đối với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải?

  • A. Thông cảm, chia sẻ.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 21: Câu ca dao nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Láng giềng hàng xóm thân quen/ Nhớ câu tắt lửa tối đèn có nhau.
  • D. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Câu 22: Em đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?

  • A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
  • B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
  • C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
  • D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

Câu 23: Đố ai đếm được vì sao/Đố ai đếm được công lao…

Trong dấu “…” là?

  • A. Bác Hồ.
  • B. Kim Đồng.
  • C. Võ Thị Sáu.
  • D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 24: Thầy giáo chia lớp thành các nhóm làm báo tường. Từng nhóm chủ động xây dựng kế hoạch và phân công nhau thực hiện nhiệm vụ.

Chi tiết nào trong câu chuyện trên thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

  • A. Xung phong tham gia.
  • B. Cố gắng, nỗ lực hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng tốt.
  • C. Chủ động xây dựng kế hoạch và phân công nhau thực hiện.
  • D. Chủ động, nhiệt tình thực hiện phần việc của mình.

Câu 25: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Hứa để mọi người vui, còn thực hiện hay không là chuyện khác.
  • B. Giữ lời hứa là thể hiện sự tự ti và không tôn trọng người khác.
  • C. Chỉ cần giữ lời hứa với bạn bè, những người từng giúp mình.
  • D. Việc gì mà không thực hiện được thì không nên hứa.

Câu 26: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?

  • A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
  • B. Em sẽ mặc kệ cô.
  • C. Em sẽ trêu ngươi cô.
  • D. Em sẽ coi thường cô.

Câu 27: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 28: Biểu hiện của sự ham học hỏi là?

  • A. Trời mưa thì nghỉ học.
  • B. Đọc sách để tìm hiểu kiến thức mới.
  • C. Làm việc riêng trong giờ học.
  • D. Chơi trò chơi điện tử.

Câu 29: H thấy bài toán khó không làm được nên nhờ M làm hộ. Việc làm đó thể hiện?

  • A. H không tự làm lấy việc của mình.
  • B. H tự làm lấy việc của mình.
  • C. H là người chăm chỉ.
  • D. H là người tiết kiệm.

Câu 30: Khi bạn bị điểm kém em sẽ?

  • A. Động viên, an ủi bạn.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 31: Việc làm để bảo vệ thiên nhiên là?

  • A. Vứt rác trên bờ biển.
  • B. Chặt cây lấy gỗ.
  • C. Dọn dẹp vệ sinh khu di tích lịch sử.
  • D. Khắc tên mình lên các khu di tích.

Câu 32: Tìm phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây?

  • A. Xe moto, xe gắn máy chỉ được chở thêm tối đa 1 người trong tất cả trường hợp.
  • B. Đến ngã tư, khi gặp đèn đỏ mọi phương tiện giao thông phải dừng lại, không có ngoại lệ.
  • C. Mọi hành vi điều khiển phương tiện đi ngược chiều được coi là vi phạm luật giao thông.
  • D. Quy tắc giao thông là thống nhất nhưng luật vẫn quy định một số trường hợp ngoại lệ và một số xe được quyền ưu tiên.

Câu 33:

“Hay gì lừa đảo kiếm lời

Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang”

Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Giữ lời hứa.
  • B. Giữ lòng tin.
  • C. Giữ chữ tín.
  • D. Giữ lời nói.

Câu 34: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 35: Hiền được phân công sưu tầm thông tin về những anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam. Tuần sau phải nộp bài mà Hiền vẫn chưa chuẩn bị được gì. Nếu là Hiền, em sẽ là gì để hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, chất lượng?

  • A. Tìm tài liệu chứa thông tin liên quan.
  • B. Chọn lọc những ý chính cơ bản.
  • C. Sắp xếp lại các thông tin.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 36: Nêu những quy tắc an toàn giao thông em đã thực hiện khi đi bộ

  • A. Đi trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì đi sát bên phải đường.
  • B. Không làm việc riêng mất tập trung khi đang đi trên đường.
  • C. Không chạy nhảy cười đùa quá đà khi đi bộ trên đường. 
  • D. Cả A, B, C đêu đúng.

Câu 37: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?

  • A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
  • B. Em sẽ mặc kệ cô.
  • C. Em sẽ trêu ngươi cô.
  • D. Em sẽ coi thường cô.

Câu 38: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “không cần đâu em, chợ gần nhà mà!’’. Nếu là Na, em sẽ làm gì?

  • A. khuyên chị hàng xóm là: dù gần nhà hay không gần nhà nhưng nếu đã đi xuồng thì chúng ta vẫn phải vẫn phải mặc áo phao để nếu bị rơi xuống nước thì chúng ta cũng không bị chết đuối, bảo vệ mạng sống của bản thân mình.
  • B. làm giống lời chị hàng xóm nói.
  • C. bảo mọi người không cần mặc.
  • D. chị hàng xóm nói đúng.

Câu 39: Hãy sắp xếp thứ tự thực hiện tư thế nghiêm trang khi chào cờ?

a. Chỉnh đốn trang phục gọn gàng

b. Thực hiện động tác theo nghi thức.

c. Bỏ mũ, nón xuống.

d. Tư thế nghiêm trang, hai tay năm hờ, mắt hướng về phía Quốc kì.

  • A. a – b – d – c
  • B. a – c – d – b
  • C. c – a – d – b
  • D. c – a – b – d

Câu 40: Em sẽ làm gì?

Hôm nay là Chủ nhật. Em hứa với mẹ sẽ trông nhà. 9 giờ sáng, cả nhóm bạn gọi em đi chơi. Vũ bảo: “Chúng mình chơi ngay ở ngõ, về nhà trước khi bố mẹ cậu về là được mà”.  

  • A. Đi chơi với các bạn và trở về nhà trước khi bố mẹ về là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
  • B. Ở nhà trông nhà và không đi chơi cùng các bạn vì muốn giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
  • C. Đi chơi với các bạn, mặc kệ lời hứa trông nhà như đã hứa với bố mẹ vì hôm nay là ngày Chủ nhật.
  • D. Ở nhà trông nhà một lúc rồi đi chơi với các bạn dù bố mẹ vẫn chưa về nhà là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác