Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức bài 5 Giữ lời hứa
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 bài 5 Giữ lời hứa kết nối tri thức có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói về?
A. Giữ lời hứa.
- B. Lòng tự trọng.
- C. Đoàn kết.
- D. Cần cù.
Câu 2: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Hứa với tất cả mọi người, làm được hay không thì không cần biết.
- B. Làm những việc tốt khi đã hứa.
- C. Chỉ thực hiện lời hứa khi làm việc tốt.
- D. Không nên hứa trước điều gì.
Câu 3: Những từ, cụm từ nào dưới đây là biểu hiện của việc giữ lời hứa?
a. Đúng hẹn. b. Nói đi đôi với làm. c. Nói một đằng làm một nẻo.
d. Lỡ hẹn. e. Giữ đúng lời đã hứa. f. Chỉ hứa nhưng không làm.
- A. a, e, f.
- B. b, c, e.
C. a, b, e.
- D. d, e, f
Câu 4: Khi thất hứa với người khác thì em cảm thấy như thế nào?
A. Hối hận, day dứt.
- B. Cởi mở, vui vẻ.
- C. Không quan tâm.
- D. Bình thường.
Câu 5: “Hay gì lừa đảo kiếm lời/Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang”
Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?
A. Giữ lời hứa.
- B. Giữ lòng tin.
- C. Giữ chữ tín.
- D. Giữ lời nói.
Câu 6: T mượn sách của bạn hứa sẽ giữ gìn cẩn thận nhưng khi trả cuốn sách bị rách và mất nhiều trang. Việc làm đó thể hiện?
A. T là người không biết giữ lời hứa.
- B. T là người biết giữ lời hứa.
- C. T là người có ý thức.
- D. T là người thiếu ý thức.
Câu 7: Biểu hiện của việc giữ lời hứa là?
- A. Đi học đúng giờ.
- B. Làm bài tập trước khi đến lớp.
- C. Không chép tài liệu khi kiểm tra.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
- A. Hứa để mọi người vui, còn thực hiện hay không là chuyện khác.
- B. Giữ lời hứa là thể hiện sự tự ti và không tôn trọng người khác.
- C. Chỉ cần giữ lời hứa với bạn bè, những người từng giúp mình.
D. Việc gì mà không thực hiện được thì không nên hứa.
Câu 9: H hứa với bố sẽ không chơi game nữa nhưng được 2 hôm thì H lại trốn bố đi chơi game. Hành động đó thể hiện?
A. H là người không biết giữ lời hứa.
- B. H là người biết giữ lời hứa.
- C. H là người có ý thức.
- D. H là người thiếu ý thức.
Câu 10: Biểu hiện của việc không giữ lời hứa là?
- A. Hứa xuông, lần sau lại vi phạm nội quy.
- B. Hứa nhưng không thực hiện.
- C. Hứa nhưng giả vờ quên.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11: Các hành vi biết giữ lời hứa là?
A. Sửa chữa đi học muộn bằng cách hẹn đồng hồ báo thức.
- B. Trốn mẹ đi tắm sông.
- C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
- D. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
Câu 12: Giữ chữ tín là?
A. Biết giữ lời hứa.
- B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
- C. Không tôn trọng lời nói của nhau
- D. Không tin tưởng nhau.
Câu 13: Khi em thực hiện được lời hứa của mình thì em sẽ cảm thấy như thế nào?
- A. Hối hận, day dứt.
B. Cởi mở, vui vẻ.
- C. Không quan tâm.
- D. Bình thường.
Câu 14: Giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta?
A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
- B. Bị mọi người xa lánh.
- C. Bị mọi người căm ghét.
- D. Được mọi người tôn vinh.
Câu 15: Hành động nào sau đây lời hứa không nên làm?
- A. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
- B. Trốn mẹ đi tắm sông.
- C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 16: P hứa với bố học kỳ 2 sẽ học hành chăm chỉ và kết quả học kỳ 2 P dược cô giáo khen vì có thành tích học tập xuất sắc. Việc làm đó thể hiện?
- A. P là người không biết giữ lời hứa.
B. P là người biết giữ lời hứa.
- C. P là người có ý thức.
- D. P là người thiếu ý thức.
Câu 17: Giữ lời hứa là?
- A. Là hứa suông hứa liều.
- B. Là không có trách nhiệm với điều đã nói và đã hứa.
C. Là có trách nhiệm trước lời nói của mình, biết lấy chữ tín làm đầu.
- D. Là tin tưởng người khác tuyệt đối.
Câu 18: Em sẽ làm gì?
Sau lần bị sâu răng, em đã tự hứa sẽ không ăn kẹo vào buổi tối và đánh răng thật đều. Tối nay, bé Thảo mang kẹo mà em thích đến rủ em ăn cùng.
- A. Ăn kẹo mà em thích cùng Thảo vì bạn rủ em ăn cùng mặc dù em đã tự hứa với bản thân sẽ không ăn kẹo vào buổi tối.
- B. Chỉ ăn một ít kẹo vì ăn ít kẹo vào buổi tối rồi đánh răng thật đều sẽ không bị sâu răng.
- C. Mặc kệ Thảo, không chơi với bạn nữa vì bạn rủ em ăn kẹo nhưng em đang bị sâu răng.
D. Nói với Thảo rằng em bị sâu răng và khuyên Thảo không nên ăn kẹo vào buổi tối để không bị sâu răng.
Câu 19: Không giữ lời hứa sẽ?
- A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
- B. Bị mọi người xa lánh.
C. Bị mọi người mất niềm tin.
- D. Được mọi người tôn vinh.
Câu 20: Em sẽ làm gì?
Hôm nay là Chủ nhật. Em hứa với mẹ sẽ trông nhà. 9 giờ sáng, cả nhóm bạn gọi em đi chơi. Vũ bảo: “Chúng mình chơi ngay ở ngõ, về nhà trước khi bố mẹ cậu về là được mà”.
- A. Đi chơi với các bạn và trở về nhà trước khi bố mẹ về là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
B. Ở nhà trông nhà và không đi chơi cùng các bạn vì muốn giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
- C. Đi chơi với các bạn, mặc kệ lời hứa trông nhà như đã hứa với bố mẹ vì hôm nay là ngày Chủ nhật.
- D. Ở nhà trông nhà một lúc rồi đi chơi với các bạn dù bố mẹ vẫn chưa về nhà là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
Xem toàn bộ: Giải bài 5 Giữ lời hứa
Bình luận