Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?

  • A. 19/5/1890.
  • B. 19/5/1980.
  • C. 20/1/1890.
  • D. 01/2/1890.

Câu 2: Em nhìn thấy một người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm. Em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ, không phải chuyện của mình nên không cần quan tâm.
  • B. Đứng xem người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm.
  • C. Hô to để người hàng xóm cũng như những người xung quanh biết.
  • D. Một mình đuổi người lạ, không cho trèo tường vào nhà hàng xóm.

Câu 3: Quốc kì của Việt Nam gồm mấy màu?

  • A. Một màu.
  • B. Hai màu.
  • C. Ba màu.
  • D. Bốn màu.

Câu 4: Khi thất hứa với người khác thì em cảm thấy như thế nào?

  • A. Hối hận, day dứt.
  • B. Cởi mở, vui vẻ.
  • C. Không quan tâm.
  • D. Bình thường.

Câu 5: Các hành vi biết giữ lời hứa là?

  • A. Sửa chữa đi học muộn bằng cách hẹn đồng hồ báo thức.
  • B. Trốn mẹ đi tắm sông.
  • C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
  • D. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.

Câu 6:  Biểu hiện của việc không tự làm lấy việc của mình là?

  • A. Quần áo để bố mẹ gấp vào tủ.
  • B. Bố mẹ gọi đi học.
  • C. Bố mẹ dọn cơm sau bữa ăn.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Em không đồng tình với ý kiến nào?

  • A. Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện tình yêu Tổ quốc.
  • B. Giữ gìn vẻ đẹp quê hương là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
  • C. Trò chơi dân gian không hấp dẫn.
  • D. Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 8: Tuấn rất thích nấu ăn và mong muốn sau này trở thành một đầu bếp tài giỏi. Nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy nên bạn đã nấu được một số món ngon cho cả nhà.

Bạn Tuấn đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Tuấn phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Tuấn được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Tuấn nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Tuấn đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 9: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Không hòa đồng.
  • B. Không tiết kiệm.
  • C. Không sống chan hòa.
  • D. Không lịch sự với mọi người.

Câu 10: Tự giác là...làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. Trong dấu “…” đó là ?

  • A. Chủ động.
  • B. Tự ý thức.
  • C. Tự nhận thức.
  • D. Tích cực.

Câu 11: Minh rủ các bạn tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam”. Ngọc lại khuyên các bạn không nên tham gia vì mất thời gian. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách học tập thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • B. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách để rèn luyện sức khoẻ, thể chất và tinh thần.
  • C. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; đồng thời tham gia sẽ được cô giáo cộng điểm học tập trên lớp.
  • D. Hùa theo Ngọc khuyên các bạn khác không nên tham gia vì mất thời gian.

Câu 12: Những hành động nào dưới đây nên làm với những người hàng xóm?

a. Trêu chọc thú nuôi nhà hàng xóm         b. Chào hỏi khi gặp bác hàng xóm.

c. Quét rác sang nhà hàng xóm                 d. Hái trộm quả của nhà hàng xóm.

e. Cùng bạn hàng xóm đọc sách                f. Rủ bạn hàng xóm cùng chơi.

g. Nói trống không với bác hàng xóm       h. Nhận thư hộ khi cô hàng xóm đi vắng.

  • A. b, f, e, h
  • B. a, b, e, f
  • C. b, d, f, h
  • D. b, c, d, g

Câu 13: Khi bạn có chuyện vui em sẽ?

  • A. Chúc mừng, chia vui với bạn.
  • B. Không quan tâm.
  • C. Ghen tỵ với bạn.
  • D. Nói xấu bạn.

Câu 14: L hứa với Q bạn học cùng lớp sẽ đi ăn trộm vải nhà bác hàng xóm. Trong tình huống này L hứa với Q nhưng việc làm này có nên làm không?

  • A. Có vì đã hứa là phải làm.
  • B. Không vì sợ bố mẹ biết.
  • C. Không vì mình không thích.
  • D. Không vì ăn trộm là việc làm xấu.

Câu 15: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 16: Biểu hiện của phép lịch sự trong ăn uống là?

  • A. Không đảo thức ăn lộn xộn.
  • B. Mời ông bà, bố mẹ ăn cơm.
  • C. Không được cười đùa làm rơi thức ăn ra ngoài.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 17: Em đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?

  • A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
  • B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
  • C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
  • D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

Câu 18: Em không tán thành ý kiến nào dưới đây để thể hiện tình yêu Tổ quốc? 

  • A. Yêu gia đình mình là đủ.
  • B. Tìm hiểu lịch sử đất nước.
  • C. Tự hào là người Việt Nam.
  • D. Học tập tốt.

Câu 19: Những từ, cụm từ nào dưới đây là biểu hiện của việc giữ lời hứa?

a. Đúng hẹn            b. Nói đi đôi với làm                c. Nói một đằng làm một nẻo.

d. Lỡ hẹn                e. Giữ đúng lời đã hứa              f. Chỉ hứa nhưng không làm.

  • A. a, e, f.
  • B. b, c, e.
  • C. a, b, e.
  • D. d, e, f

Câu 20: Hải rủ Tuấn đi chơi nhưng Tuấn chưa học xong bài. Hải nói: Nếu bạn không đi thì tớ không chơi với bạn nữa. Cách xử lí các tình huống phù hợp là

  • A. Bình tĩnh.
  • B. Tuấn phân tích nguyên nhân không đi chơi.
  • C. Tuấn hẹn đi chơi sịp khác.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Biểu hiện của sự tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, trường là?

  • A. Đi học muộn.
  • B. Không tham gia làm bài nhóm.
  • C. Chép bài của bạn.
  • D. Hoàn thành bài tập đúng hạn.

Câu 22: Em sẽ làm gì?

 Hôm nay là Chủ nhật. Em hứa với mẹ sẽ trông nhà. 9 giờ sáng, cả nhóm bạn gọi em đi chơi. Vũ bảo: “Chúng mình chơi ngay ở ngõ, về nhà trước khi bố mẹ cậu về là được mà”.  

  • A. Đi chơi với các bạn và trở về nhà trước khi bố mẹ về là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
  • B. Ở nhà trông nhà và không đi chơi cùng các bạn vì muốn giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
  • C. Đi chơi với các bạn, mặc kệ lời hứa trông nhà như đã hứa với bố mẹ vì hôm nay là ngày Chủ nhật.
  • D. Ở nhà trông nhà một lúc rồi đi chơi với các bạn dù bố mẹ vẫn chưa về nhà là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.

Câu 23: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện việc tích cực hoàn thành các nhiệm vụ ở lớp, trường?

  • A. Cùng nhau dọn dẹp vệ sinh, không có ai lười nhác, trốn việc.
  • B. Tích cực tham gia xây dựng bài học.
  • C. Nộp bài tập trễ hạn.
  • D. Cùng nhau chăm sóc vườn cây của trường.

Câu 24: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 25: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà em thì em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ cảm ơn bác và mời bác cốc nước.
  • B. Em sẽ không nói gì.
  • C. Em sẽ chế giễu bác đưa thư.
  • D. Em sẽ nói trống không với bác đó.

Câu 26: Đáp án nào dưới đây chỉ những lợi ích của việc ham học hỏi?

a. Tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích.               b. Làm lãng phí thời gian.

c. Giúp tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện.    d. Làm mình mệt mỏi hơn

e. Trở nên thiếu hiểu biết, vốn kiến thức hạn hẹp.

f. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.

  • A. a, c, f.
  • B. a, b, d.
  • C. d, e, f.
  • D. b, c, d.

Câu 27: Chỉ được .......... ở những nơi có: đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

  • A. qua vỉa hè.
  • B. qua đường.
  • C. dừng lại.
  • D. đi xe.

Câu 28:  Em sẽ làm gì khi thấy có người ăn trộm biển an toàn giao thông đi bán lấy tiền?

  • A. Mặc kệ.
  • B. Làm theo để kiếm tiền.
  • C. Đe dọa.
  • D. Nói với bố mẹ để bố mẹ báo với công an.

Câu 29: Em hãy chọn từ thích hợp vào chỗ chấm.

“…………… là tên của một quốc gia. …………… của nước ta là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

  • A. Quốc hiệu.
  • B. Quốc ca.
  • C. Quốc kì.
  • D. Quốc khánh.

Câu 30: Em thấy các bạn đất từ các đất nước khác nhau trên toàn thế giới. Nhưng vẫn cùng nhau tươi cười và tham gia một trò chơi tập thể. Điều này thể hiện điều gì?

  • A. Đoàn kết bạn bè quốc tế.
  • B. Không đoàn kết.
  • C. Sự mâu thuẫn giữa các bạn.
  • D. Tính không hòa đồng của các bạn.

Câu 31: Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm của ai?

  • A. Chú công an.
  • B. Chú bảo vệ.
  • C. Chú bộ đội.
  • D. Tất cả mọi người.

Câu 32: Em sẽ làm gì khi thấy cụ già qua đường?

  • A. Mặc kệ cụ.
  • B. Dắt cụ sang đường.
  • C. Trêu ngươi cụ.
  • D. Đứng nhìn cụ xem cụ đi như thế nào.

Câu 33: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không. 
  • B. Mặc kệ bạn.
  • C .Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
  • D. Bỏ đi chơi chỗ khác.

Câu 34: Khi đi máy bay cần

  • A. Phải thắt dây an toàn.
  • B. Nghe theo chỉ dẫn của các hướng dẫn viên.
  • C. Không sử dụng điện thoại khi máy bay cất cánh và hạ cánh.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 35: Theo em khi ngồi sau xe đạp có nên đội mũ bảo hiểm không?

  • A. Không cần, vì xe đạp đi với tốc độ chậm.
  • B. Chỉ đội khi trời nắng.
  • C. Chỉ đội khi trời mưa.
  • D. Nên đội, vì để đảm bảo an toàn.

Câu 36: Câu đúng là

  • A. Đi bộ trên vỉa hè bên trái.
  • B. Đi bộ sát giữa lề đường khi không có vỉa hè.
  • C. Sang đường khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh và đi vào phần đường dành cho người đi bộ.
  • D. Sang đường bằng cầu vượt dành cho xe.

Câu 37: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “Không cần đâu em, chợ gần nhà mà”? Nếu em là Na, em sẽ làm gì?

  • A. Nói với chị rằng em không biết bơi và không mặc áo phao sẽ rất nguy hiểm.
  • B. Không đi cùng chị nữa dù chị đưa cho áo phao để mặc.
  • C. Đi cùng chị và không mặc áo phao vì chợ gần nhà.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 38: Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?

  • A. Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm³ trở lên.
  • B. Xe gắn máy có dung tích lanh từ 50cm³ trở xuống.
  • C. Xe ô tô tải dưới 3,5 tấn, xe chở người đến 9 chỗ ngồi
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 39: Lá cờ tượng trưng cho một quốc gia được gọi là?

  • A. Quốc ca
  • B. Quốc kì
  • C.Quốc hiệu
  • D. Quốc khánh

Câu 40: Em chào cờ và hát Quốc ca khi nào?

  • A. Trong lễ Khai giảng
  • B. Trong lễ chào cờ đầu tuần
  • C. Trong buổi sinh hoạt lớp
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác